Nhiều người quan niệm vắc xin chỉ dành cho trẻ em. Nhưng sự thật là mọi người ở mọi lứa tuổi cần tiêm vắc xin để được bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây những loại vắc xin quan trọng mà người lớn nên tiêm phòng để giữ sức khỏe tốt nhất có thể.

1. Vì sao người lớn cũng cần tiêm vắc xin?

Đến tuổi trưởng thành, nhiều người trong chúng ta quên rằng vắc xin luôn sẵn có và quan trọng là dành cho tất cả mọi người, không chỉ trẻ em. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, việc tiêm vắc xin  được khuyến nghị để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật cũng quan trọng không kém.

Tiêm vắc xin giúp bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Tiêm phòng cho người lớn giúp bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm phổ biến bao gồm cúm, bệnh phế cầu khuẩn có thể gây viêm phổi (một bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do vi khuẩn), COVID-19…

Tiêm chủng giúp bảo vệ chống lại các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng.

Ngoài việc bảo vệ bản thân, người lớn nên cân nhắc lợi ích của việc tiêm chủng đối với gia đình và cộng đồng. Trong hầu hết các trường hợp, một người được tiêm vaccine phòng bệnh sẽ không lây bệnh đó cho người khác. Tỷ lệ tiêm chủng cao giúp bảo vệ những người xung quanh chúng ta, những người không thể tiêm chủng vì lý do sức khỏe (như bệnh tật, tuổi tác hoặc dị ứng). Nguyên tắc này được gọi là miễn dịch cộng đồng.

Hơn nữa hệ thống miễn dịch của chúng ta kém đi theo tuổi tác, vì vậy điều quan trọng đối với người lớn tuổi là phải duy trì việc tiêm chủng theo lịch trình.

2. Các loại vắc xin cần tiêm phòng

Có nhiều loại vắc xin khác nhau được khuyến nghị cho người lớn, tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nhạy cảm và tình trạng bệnh lý.

2.1  Vắc xin cúm

Vắc xin bảo vệ chống lại bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra. Tiêm phòng cúm theo mùa được khuyến cáo hàng năm cho tất cả người lớn. Trên thực tế, vắc xin cúm được khuyến nghị cho tất cả mọi người từ trẻ trên 6 tháng tuổi.

Có hơn 100 chủng cúm. Mỗi năm, vắc xin cúm chỉ giúp phòng ngừa 3, 4 chủng trong số 100 chủng này. Vì vậy, cần phải tiêm phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc các loại cúm phổ biến nhất dự kiến.

Theo thống kê 60% số ca nhập viện liên quan đến cúm là ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, vì vậy, người cao niên nên tiêm vắc xin cúm mới mỗi năm.

2.2 Vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà

Một loại vắc xin kết hợp chống uốn ván, bạch hầu và ho gà được tiêm trong thời thơ ấu trong một loạt mũi gọi là DTaP. Sau đó, mọi người cần tiêm nhắc lại bệnh uốn ván và bạch hầu 10 năm một lần bằng vắc xin có tên là Td.

DTaP là một loại vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván. Tdap được giảm liều vaccine bạch hầu và ho gà, còn Td là vaccine chỉ phòng bệnh uốn ván và bạch hầu.

Mũi tiêm tăng cường Tdap đặc biệt được khuyên dùng cho nhân viên y tế và bất kỳ ai tiếp xúc với trẻ sơ sinh. Vì bệnh ho gà là bệnh có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Vì vậy, điều quan trọng là bất kỳ ai tiếp xúc với trẻ đều được bảo vệ khỏi bệnh ho gà, để trẻ không bị phơi nhiễm đối với căn bệnh này.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin Tdap trong ba tháng cuối của mỗi thai kỳ, để bảo vệ em bé thông qua kháng thể của mẹ cho đến khi được 2 tháng tuổi. Khi bé được hai tháng tuổi, em bé có thể được tiêm DTaP.

Khác với các mũi tiêm tăng cường thông thường được tiêm 10 năm một lần, Td cũng được tiêm cho những người bị thương hoặc vết thương có thể khiến họ tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván. Tdap cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này để bảo vệ chống lại bệnh ho gà.

2.3 Vắc xin phế cầu khuẩn

Bệnh phế cầu khuẩn bao gồm nhiều bệnh khác nhau do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Các loại bệnh phế cầu khuẩn khác nhau bao gồm nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn, viêm màng não và viêm phổi.

Vắc xin phế cầu khuẩn được khuyến cáo cho người lớn dựa trên các yếu tố nguy cơ khác nhau, khuyến cáo cho các nhóm sau:

Người lớn từ 65 tuổi trở lên.
Người từ 19 đến 65 tuổi bị hen suyễn, hoặc người hút thuốc.
Người mắc một trong các vấn đề sức khỏe sau: Bệnh tim, bệnh phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, nghiện rượu, xơ gan…
Người mắc bệnh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng bao gồm ung thư hạch, bệnh bạch cầu, HIV /AIDS, suy thận, lá lách hoặc ghép tạng...
Đang điều trị làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, bao gồm xạ trị, một số loại thuốc ung thư hoặc steroid dài hạn.

2.4  Vắc xin viêm gan A và B

Viêm gan A và B là bệnh nhiễm trùng gan, có thể gây tổn thương gan suốt đời, thường không thể khắc phục được.

Vắc xin  viêm gan A có thể ngăn ngừa bệnh viêm gan siêu vi A. Vắc xin có hiệu quả lên đến 95% các trường hợp và kéo dài ít nhất 15 năm.

Vắc xin viêm gan B giúp ngăn ngừa viêm gan siêu vi B. Trước khi tiêm, cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để kiểm tra có đang nhiễm virus viêm gan B hay không hoặc đã có kháng thể chống lại virus hay chưa (nghĩa là đã từng nhiễm bệnh và khỏi bệnh).

Để bảo vệ bản thân hãy lên lịch tiêm phòng viêm gan A và B. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan cao hơn khi đi du lịch nước ngoài, chăm sóc người bị viêm gan, mắc bệnh gan hoặc một số yếu tố khác.

2.5 Các loại vắc xin khác

Tùy thuộc vào tiền sử y tế cá nhân, có nhiều loại vắc xin thường được khuyến nghị cho người lớn như vắc xin viêm não mô cầu, vắc xin Haemophilus cúm loại B (Hib) và gần đây, quan trọng hơn cả là vắc xin COVID-19.

Ths. Nguyễn Mạnh Hùng
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Chế độ ăn uống, tập luyện phòng bệnh tim mạch

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN