Ngay cả khi ăn một chế độ ăn siêu lành mạnh, các bà bầu vẫn cần bổ sung vitamin trước khi sinh.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu cũng được khuyên là nên uống vitamin trước khi sinh để bổ sung những chất dinh dưỡng thiếu hụt trong chế độ ăn uống.

Vitamin trước khi sinh giúp phụ nữ mang thai có đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu bổ sung vitamin trước khi sinh là trước khi thụ thai.

Cần bổ sung vitamin để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Vitamin nào thường được khuyên dùng?

Thông thường phụ nữ mang thai được khuyến cáo dùng bổ sung:

- Axit folic: Nếu có dự định mang thai, bạn nên bổ sung axit folic. Axit folic giúp não và tủy sống của bé phát triển chính xác. Axit folic làm giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não và tủy sống của bé.

Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bất kỳ phụ nữ nào có thể mang thai nên bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ trước khi thụ thai và tiếp tục trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Nếu đã từng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, cần trao đổi với bác sĩ để có cách bổ sung hợp lý. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với trường hợp này có thể cần dùng một liều lượng lớn hơn (lên đến 4.000 microgam) ít nhất 1tháng trước và trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Ngoài ra có thể bổ sung axit folic qua thực phẩm: Các loại rau lá xanh, quả hạch, đậu, trái cây có múi… Mặc dù, axit folic có rất nhiều trong thực phẩm các mẹ bầu ăn hàng ngày, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên, tốt nhất nên dùng thuốc bổ sung để dự phòng.

- Canxi: Bổ sung canxi giúp mẹ không bị loãng xương, xương dễ gãy, giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, ngăn ngừa tăng huyết áp, giúp bé phát triển hệ xương khỏe mạnh.

- Iốt: Iốt rất quan trọng đối với chức năng tuyến giáp khỏe mạnh của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Thiếu iốt có thể gây ra: Sẩy thai, thai lưu, còi cọc, khuyết tật tâm thần nghiêm trọng, điếc…

- Sắt: Sắt giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn, cung cấp oxy cho thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh.

Tác dụng phụ có thể gặp

Việc uống vitamin có thể gây:

- Buồn nôn: Việc uống vitamin có thể làm gia tăng buồn nôn ở phụ nữ mang thai đã buồn nôn trước đó. Nếu buồn nôn quá nhiều, nên trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí. Chẳng hạn như uống trước khi đi ngủ, chuyển sang dạng nhai được hoặc lỏng…

- Táo bón: Chất sắt trong vitamin trước khi sinh cũng có thể khiến bạn bị táo bón. Nếu bị táo bón, có thể ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục phù hợp, dùng thuốc làm mềm phân…

Lưu ý, mặc dù là vitamin nhưng việc uống bao nhiêu, như thế nào cũng cần phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được uống quá nhiều vitamin, vì có thể gây hại cho thai nhi.

N.Nguyễn
Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết
Ảnh hưởng bất lợi của rượu bia đối với sức khỏe
Hạn chế uống rượu, bia để vui Tết an toàn
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng khí dung cho trẻ
Không chủ quan với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN