Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, song thế giới có thể chấm dứt căn bệnh này nếu hành động quyết liệt, đồng bộ và cẩn trọng.

Vừa qua, Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove cho rằng đã đến lúc cần đánh giá thực tế tình hình dịch COVID-19 sau khi thế giới ghi nhận 1 triệu ca tử vong do căn bệnh này từ đầu năm đến nay.

Bà nêu rõ dịch bệnh vẫn chưa thể kết thúc, đòi hỏi con người phải sống chung một cách có trách nhiệm. 

Phát biểu trên các kênh truyền thông xã hội của WHO, bà Kerkhove nhấn mạnh con số thống kê nói trên là một thực tế "đau lòng" vì thế giới đã có nhiều công cụ để dập dịch như như xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine phòng bệnh và các biện pháp y tế cộng đồng để kiểm soát dịch COVID-19 sau hơn 2 năm đại dịch hoành hành.

Theo bà, các nước cần đánh giá thực tế đại dịch, về số ca mắc và số ca tử vong để có biện pháp ứng phó kịp thời. 

Bà Van Kerkhove khẳng định rằng đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, song thế giới có thể chấm dứt căn bệnh này nếu hành động quyết liệt, đồng bộ và cẩn trọng.

Bà cho rằng việc sống chung với COVID-19 đã được đề cập nhiều lần, nhưng để có thể thực hiện được điều này, tất cả người dân cần có ý thức và sống có trách nhiệm.

Theo bà, 1 triệu ca tử vong từ đầu năm nay cho thấy người dân chưa thực hiện đúng các hướng dẫn về việc sống chung với COVID-19 và con số trung bình 15.000 ca tử vong mỗi tuần phản ánh việc sống chung với dịch bệnh một cách thiếu trách nhiệm.

Theo thống kê của WHO, kể từ khi virus gây bệnh COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2019 đến nay, đã có gần 6,45 triệu bệnh nhân COVID-19 tử vong trên toàn cầu.

Trong tuần qua, thế giới đã ghi nhận 5,3 triệu ca mắc mới COVID-19. Bà Kerkhove nhận định đây là con số lớn nhưng chưa đầy đủ vì nhiều ca mắc tự thực xét nghiệm tại nhà và không báo cáo cơ quan y tế.

Điều này cho thấy virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của WHO, biến thể Omicron chiếm 99% số ca nhiễm mới ghi nhận trong 30 ngày qua, trong đó biến thể phụ BA.5 chiếm 74% số ca nhiễm mới.

TTXVN

Share with friends

Bài liên quan

Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới trong ngành Y tế
Đồng Nai: Điểm sáng trong việc triển khai các mô hình điều trị PrEP
Nâng cao kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho giáo viên
Phẫu thuật thành công ca nang nhái dưới lưỡi hiếm gặp
Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô 'khổng lồ' cho nữ bệnh nhân
Cấp cứu bé gái 4 tuổi bị cửa tự động đè ép ngang người
Không chủ quan với bệnh u hắc tố
Nâng cao năng lực chuyên môn và công tác quản lý y tế trường học
Trạm y tế xã Xuân Tây: Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe người dân
Tập huấn lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm và dịch vụ HIV
Cần sự chung tay của các đối tác, cộng đồng trong công tác phòng chống HIV/AIDS
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên để phòng chống dịch bệnh
[Infographics] 5 cách đơn giản phòng ngừa cúm
Thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc giả
Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên
[Tọa đàm] Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết
Ứng dụng chuyển đổi số nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân
“Tháng tự hào” - Sự kiện mang nhiều ý nghĩa cho cộng đồng LGBT
Xử phạt nhiều cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh vi phạm
Khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN