Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố những thay đổi mang tính bước ngoặt trong điều trị bệnh lao kháng thuốc.

Hướng dẫn mới của WHO nêu bật những cải tiến trong các lựa chọn điều trị cho những người mắc bệnh lao kháng đa thuốc hoặc kháng rifampicin.

Khuyến nghị áp dụng một chế độ điều trị trong vòng 6 tháng bằng các thuốc đường uống bao gồm: Bedaquiline, pretomanid, linezolid và moxifloxacin (BPaLM).

Lao là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên có thể chữa khỏi bằng cách điều trị thích hợp.

Chế độ điều trị BPaLM được thiết kế để điều trị cho những người mắc bệnh lao đa kháng thuốc có thêm kháng fluoroquinolones. BPaLM mang lại kết quả cải thiện, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể lây lan qua việc hít phải những giọt bắn từ ho hoặc hắt hơi của người bị nhiễm bệnh. Bệnh lao là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên có thể chữa khỏi bằng cách điều trị thích hợp. Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm các tuyến, xương và hệ thần kinh.

Mục đích điều trị là tiêu diệt hết vi khuẩn lao, tránh tái phát, hạn chế biến chứng và giảm khả năng tử vong, đồng thời, giảm tỷ lệ nhiễm lao và tỷ lệ mắc lao mới hàng năm.

Tiến sĩ Tereza Kasaeva, Giám đốc Chương trình Lao toàn cầu của WHO cho biết: "Theo hướng dẫn mới, chúng ta có một lựa chọn điều trị toàn bộ bằng các thuốc đường uống hiệu quả và rút ngắn thời gian hơn cho bệnh lao kháng thuốc. Đây là một thay đổi lịch sử mang lại lợi ích to lớn cho người mắc bệnh lao kháng thuốc và giảm bớt gánh nặng cho các hệ thống y tế".

Hướng dẫn tổng hợp của WHO, bản cập nhật năm 2022, được ghi lại cùng với sổ tay hoạt động được thiết kế để hỗ trợ việc quản lý điều trị lao kháng thuốc ở quy mô cần thiết để đạt được tác động toàn cầu.

Các hướng dẫn cũng cung cấp hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức y tế về bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm trong khu vực công và tư nhân, cũng như trong cộng đồng.

WHO cũng hoan nghênh bất kỳ sáng kiến mới nào nhằm giảm giá thuốc pretomanid và các loại thuốc khác có thể giúp giảm chi phí của chế độ điều trị BPaLM/BPaL mới và giúp công chúng dễ tiếp cận hơn.

Để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy việc thực hiện phác đồ điều trị lao kháng thuốc mới, WHO sẽ thiết lập các nền tảng để thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận với các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao.

Duy Đăng
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN