Ngày 4/1, quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Abdi Mahamud cho biết ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, gây ra những triệu chứng nhẹ hơn các biến thể đã được phát hiện trước đó của virus SARS-CoV-2.

Chia sẻ với báo giới, ông Mahamud khẳng định đây là thông tin tích cực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đến khả năng lây nhiễm cao của biến thể mới này, cho rằng Omicron sẽ sớm trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nhiều nước trong vài tuần tới mà theo ông, đây chính là mối đe dọa với các những nước có tỷ lệ người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao. 

Tuyên bố của ông Mahamud cũng trùng khớp với phát hiện của một nghiên cứu mới đây tại Nam Phi dựa trên dữ liệu về tỷ lệ nhập viện và tử vong trong làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 tại nước này cho thấy nguy cơ bệnh trở nặng ở bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron thấp hơn so với các biến thể trước.

Tuy nhiên, ông Mahamud cũng lưu ý Nam Phi có thể là một "ngoại lệ" bởi nước này có dân số trẻ.

Ngoài ra, ông Mahamud cho rằng còn quá sớm để đề cập đến việc có cần một loại vaccine đặc hiệu cho Omicron hay không. Theo ông, đây là vấn đề cần có sự phối hợp của quốc tế và không nên phó mặc cho lĩnh vực thương mại tự quyết định vấn đề này.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Omicron đến nay xuất hiện tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Báo cáo đánh giá biến thể Omcron đang lây lan với tốc độ nhanh hơn nhiều so với biến thể Delta. Tại một số quốc gia và khu vực ghi nhận nhiều các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng như Anh hay Mỹ, biến thể mới lây lan nhanh hơn đáng kể so với Delta với thời gian tăng gấp đôi số ca trong vòng chỉ từ 2-3 ngày.

TTXVN

Share with friends

Bài liên quan

4 sai lầm trong dùng thuốc trị viêm loét đại tràng khiến bệnh tái phát
Sốt xuất huyết không còn là bệnh “theo mùa”
Những điều cần biết về biến thể COVID-19 mới đang lan mạnh
Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN