Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ dân số mắc các rối loạn tâm thần (RLTT) tăng gấp 3 lần so với trước. Tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số bị RLTT. Đáng lo ngại, nếu không được can thiệp đúng và kịp thời, RLTT sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân người bệnh cũng như gia đình và xã hội. Vì vậy, ngay từ ban đầu, cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) hiệu quả để nâng cao sức khỏe tâm thần cho người dân.

Khoảng 15% dân số bị RLTT

Được chẩn đoán trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hơn 3 năm nay, em L.V.T (sinh viên trường ĐH Văn Lang) phải sống trong tình trạng tuyệt vọng, chán nản, thu mình ít giao tiếp với người khác. Đây là hệ lụy của một thiếu niên lớn lên trong gia đình có bố mẹ ly hôn, thiếu vắng tình cảm và sự đồng hành của cha mẹ, thiếu kỹ năng ứng phó trước những biến cố cuộc đời. Em T. chia sẻ: “em bỏ bê việc học, nghiện game, ngoài chơi game và ngủ, em gần như không còn năng lượng để làm gì hết. Nhiều lúc em muốn tự tử để kết thúc những chuỗi ngày mệt mỏi, chán nản”.

Còn chị N.T.L (ngụ phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa), do áp lực công việc và nuôi con nhỏ, chị bị rối loạn lo âu dẫn đến trầm cảm đã hai năm nay, nhưng chị vẫn một mình gồng sức chống chọi. Nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai, gần đây, chị lại phát hiện chồng ngoại tình. Cú sốc lớn này dường như khiến chị hoàn toàn gục gã, nhưng vì thương con còn nhỏ, chị quyết định tìm đến bác sĩ để được can thiệp với mong muốn có thể trở lại trạng thái bình thường như trước kia.

Bác sĩ Phòng khám chuyên khoa tâm thần Minh Trí tư vấn tâm lý và trị liệu cho bệnh nhân L.V.T. 

Những trường hợp RLTT như trên không hề ít trong xã hội hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam, khoảng 15% dân số gặp phải các RLTT. Trung bình, cứ 8 người sẽ có 1 người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó, trầm cảm chiếm tới 6% dân số, các rối loạn lo âu hơn 10%, tâm thần phân liệt 1%, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm 1%, nghiện rượu, ma túy, game online đang gia tăng mạnh mẽ... Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ dân số bị các RLTT tăng nhanh, cao gấp 3 lần so với trước kia.

Theo TS Lê Minh Công – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, nguyên nhân khiến tỷ lệ người bị rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT) tăng nhanh là do bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều yếu tố khủng hoảng. Đại dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng thất nghiệp, bất ổn về tài chính, khủng hoảng các mối quan hệ xã hội… khiến tỷ lệ khủng khoảng về tâm thần cũng tăng lên. 

Theo các chuyên gia, RLSKTT là trạng thái mà ai cũng có thể gặp phải ở một thời điểm nào đó trong đời. Nhưng nếu không được can thiệp đúng kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến suốt quãng đời về sau. Nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khi các em đang ở giai đoạn nhạy cảm dễ tổn thương và khả năng ứng phó ứng phó trước khủng hoảng tinh thần kém. 

ThS.BS Trần Vũ Hoàng, Phòng khám chuyên khoa tâm thần Minh Trí – TP.Biên Hòa cho biết: “Ở cấp độ cá nhân thì RLSKTT ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất người bệnh như: mệt mỏi, trầm cảm và có thể dẫn đến tự tử. Đối với gia đình có người bị RLSKTT thì sẽ tạo áp lực lớn về tinh thần với người sống chung cũng như công sức, tiền bạc bỏ ra để chăm sóc người bị bệnh. Về mặt xã hội gây ra áp lực lớn lên hệ thống y tế. Thậm chí trong những trường hợp người bệnh không thể kiểm soát được có thể giết người hoặc có những hành vi gây nguy hại đến cộng đồng…”.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Những rào cản

RLSKTT là trạng thái cần được can thiệp đúng, kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều rào cản đến từ phía bệnh nhân, cộng đồng cũng như hệ thống y tế nên người bị rối loạn tâm thần khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và can thiệp hiệu quả.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ, Nguyên Giám đốc BV Tâm thần TW2, do định kiến xã hội nên người bệnh thường có mặc cảm tự nhiên là không muốn thừa nhận mình mắc các bệnh về tâm lý hoặc tâm thần mà chỉ muốn thừa nhận mình mắc các bệnh về thực thể vì vậy người ta ngại tìm đến các bác sĩ và bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Mặt khác, do tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa về tâm thầntại các cơ sở khám chữa bệnh nên việc khám, sàng lọc và can thiệp các RLTT ban đầu còn hạn chế. 

Tại Đồng Nai, hiện chỉ có bệnh viện Tâm thần TW2 khám và điều trị nội trú về tâm thần. Các bệnh viện tuyến tỉnh chưa có chuyên khoa tâm thần. Còn tuyến huyện chỉ quản lý danh sách người bệnh tâm thần, chủ yếu là cấp thuốc điều trị tâm thần theo chỉ định của tuyến trên, không thực hiện công việc khám, chẩn đoán, kê đơn điều trị RLTT .

BS Thọ cũng cho biết thêm, nhiều bệnh nhân bị RLTT nhưng khi đi khám lại có những biểu hiện khá giống với triệu chứng các bệnh như: đau dạ dày, rối loạn tiền đình, rối loạn tim mạch… nên khi đi khám ở các bệnh viện không có chuyên khoa tâm thần rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thực thể khác, dẫn đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển nặng. Điều này khiến việc can thiệp, điều trị trở nên khó khăn và tốn kém thời gian, tiền bạc. 

TS Lê Minh Công cho biết, theo đánh giá của Hội Tâm lý học trị liệu, hiện Việt Nam chỉ có hơn 100 bác sĩ tâm lý đủ khả năng cung cấp dịch vụ trị liệu. Nếu nói riêng trong ngành Y tế thì nguồn nhân lực để cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần đang rất rất thiếu.

Cần có mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả

Trong bối cảnh xã hội nhiều áp lực, sức khỏe tâm thần người dân rất dễ tổn thương. Vì vậy, ngay từ ban đầu, trong cộng đồng, cần có các mô hình chăm sóc SKTT hiệu quả để góp phần nâng cao sức khỏe tâm thần cho người dân.

Theo TS Lê Minh Công, chính sách về chăm sóc SKTT của Việt Nam hiện nay khá hoàn chỉnh từ cấp quốc gia đến địa phương. Tuy nhiên, mô hình triển khai các chính sách vào thực tiễn còn nhiều hạn chế. Ở các quốc gia, họ thường xây dựng các mô hình sức khỏe cộng đồng để giải quyết câu chuyện phòng ngừa ngay khi SKTT người dân chưa có vấn đề gì. Nghĩa là, Chính phủ phải xây dựng các chính sách để người dân tự chăm sóc, tự cải thiện SKTT của mình. Đồng thời, người ta sẽ đưa vào các mô hình chăm sóc SKTT cộng đồng ở các tổ chức khác nhau. Ví dụ, ở các trường học hay công ty, xí nghiệp họ đều các chương trình phòng ngừa hoặc phát hiện sớm, ở đó họ có các chuyên viên hoặc các nhà chuyên môn có thể đánh giá sớm các nguy cơ RLSKTT trước khi nó có thể xảy ra nghiêm trọng hơn. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc SKTT thì không riêng ngành y tế mà cần có sự kết hợp của nhiều ngành với những mô hình chăm sóc SKTT phù hợp ngay trong cộng đồng. 

Tập luyện sức khỏe cùng chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ RLSKTT.

Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân cũng cần chủ động chăm sóc SKTT của mình để luôn cân bằng và mạnh khỏe. ThS.BS Trần Vũ Hoàng cho biết: SKTT là trạng thái cân bằng cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài cơ thể, bao gồm cả vấn đề về môi trường. Vì vậy, để cải thiện SKTT, mọi người phải cân bằng tất cả các yếu tổ xung quanh mình, bao gồm cả yếu tố thể chất (thể dục, thể thao, vui chơi giải trí)v à yếu tố tinh thần bằng lối sống lành mạnh và tự tạo cho mình sự an nhiên.

Thiên Thanh 

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN