Theo báo cáo Bộ Y tế, trong khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ tăng lên khoảng 5 - 10%, gây gánh nặng cho y tế, gia đình và xã hội. Mỗi năm Việt Nam có thêm 8.000 người bị suy thận, trong đó có không ít những bệnh nhân dưới 30 tuổi.

Đơn cử tại Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark đang có 200 bệnh nhân chạy thận, trong đó có 24 bệnh nhân dưới 35 tuổi. 

BS.CKI Lê Minh Tuấn - Trưởng đơn vị thận nhân tạo - Bệnh viện Đại học y dược Shing Mark chia sẻ, thận có ba chức năng chính bao gồm: đào thải nước, đào thải chất độc, sản xuất một số nội tiết tố. Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Suy thận là hậu quả của rất nhiều bệnh. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh suy thận ngày càng gia tăng là do các bệnh lý chuyển hóa ngày càng nhiều trong đó có đái tháo đường, tăng huyết áp, gout… Bên cạnh đó còn do thói quen sử dụng thuốc không hợp lý như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc đông y, thuốc không rõ nguồn gốc, thực phẩm chức năng, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Có 3 nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp dựa trên sự khác nhau về cơ chế: đó là nguyên nhân suy thận trước thận, nguyên nhân tại thận và nguyên nhân sau thận.   

Đối với suy thận cấp tính, cơ thể sẽ xuất hiện một cách đột ngột và thường gặp những triệu chứng: giảm lượng nước tiểu bất thường; xuất hiện tình trạng giữ nước, gây sưng phù ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân; đau hoặc tức ngực, khó thở; mệt mỏi, yếu ớt; buồn nôn, nôn; nhịp tim không đều; co giật hoặc hôn mê trong trường hợp nghiêm trọng. Đôi khi tình trạng này không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào và được phát hiện thông qua các xét nghiệm được thực hiện vì một lý do khác.   

Bệnh nhân lọc máu điều trị bệnh suy thận tại Bệnh viện Đại học Y dược ShingMark.

Ở những người bị suy thận mạn tính: Vào giai đoạn đầu của bệnh thận mạn, người bệnh có thể có ít triệu chứng, nên không nhận ra cho đến khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Theo đó, các triệu chứng của bệnh thận mạn tính phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất chức năng thận mà người bị suy thận mạn tính có những triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa; ăn uống kém ngon miệng; mệt mỏi, suy nhược, uể oải; đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn, tiểu đêm; chuột rút các cơ bắp; sưng phù bàn chân và mắt cá chân hoặc phù toàn thân; da ngứa, khô, nhợt nhạt xanh xao do thiếu máu; tăng huyết áp khó kiểm soát; giảm khả năng tình dục…

Hiện nay do sự phát triển của khoa học mà việc điều trị suy thận ngày càng hoàn thiện hơn, với suy thận cấp sẽ điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Đối với bệnh nhân bị suy thận mạn sẽ điều trị theo từng giai đoạn của bệnh, điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và biến chứng, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ làm nặng hoặc tiến triển của bệnh. Đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thì có 3 phương pháp điều trị thay thế: Ghép thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng.

Để thận luôn “chạy” tốt, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên: Tăng cường bổ sung các loại rau củ, uống nhiều nước, giảm lượng muối trong khẩu phần; Thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe; Duy trì cân nặng phù hợp vì những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, có nguy cơ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận; Kiểm soát đường huyết của cơ thể, theo dõi huyết áp thường xuyên vì huyết áp cao là yếu tố ảnh hưởng sẽ kéo theo các hệ lụy về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch hoặc cholesterol tăng tăng cao, gây tổn thương đến thận.

Hạn chế sử dụng rượu bia, ngừng hút thuốc là vì đây là những yếu tố ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ cơ thể trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mạn tính. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận. Bên cạnh đó, hút thuốc lá là nguyên nhân gây xơ vữa các mạch máu, máu lưu thông đến thận chậm hơn.

Kiểm tra định kỳ sức khoẻ nói chung và thận nói riêng, kiểm tra sức khỏe thường xuyên đối với những người có nguy cơ cao như người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường; Người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc mắc bệnh thận mạn phải lọc máu hay ghép thận; Người béo phì; Người có dấu hiệu bất thường ở thận, để có những can thiệp kịp thời.  

“Việc kiểm tra chức năng thận thường xuyên là một cách để tầm soát sức khỏe của thận, cũng biết được những thay đổi có thể xảy ra. Việc phát hiện sớm có thể giúp điều chỉnh lối sống cũng như những can thiệp y tế giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa thận bị tổn thương trong tương lai. Đặc biệt khi bệnh nhân bị các bệnh lý về thận thì không nên dùng các loại thuốc Nam, thuốc Bắc để điều trị bệnh, vì những thuốc này chưa có những chứng minh khoa học cụ thể”, - BS Tuấn cho biết. 

Mai Liên 

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh
[Video] Những dấu hiệu nhận biết về bệnh mạch vành
[Video] Dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Hiệu quả phối hợp đa chuyên ngành trong điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
[Video] Toạ đàm: Viêm gan B - "Sát thủ" thầm lặng
[Video] Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Những rào cản
[Video] Tọa đàm: U xơ tử cung và những điều cần biết
Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp 17/5: Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ phòng chống bệnh không lây nhiễm
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN