Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Đây là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tương đương 1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh ĐTĐ (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%). Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường trong năm 2019. 

Tại Việt Nam, theo dữ liệu của IDF cho thấy năm 2019 có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc ĐTĐ. 

Đái tháo đường típ 2 chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ

Bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại chính: thứ nhất là ĐTĐ típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối); thứ 2 là ĐTĐ típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin); thứ 3 là ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó); thứ 4 là các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô… Trong đó, ĐTĐ típ 2 chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ.  

Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. 

Bác sĩ khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành.

Hiện nay, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Tuy nhiên, có tới 70% trường hợp ĐTĐ típ 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục…).

Nhận biết nguy cơ của chính mình để ứng phó với bệnh ĐTĐ

Một số yếu tố nguy cơ kết hợp gây bệnh ĐTĐ típ 2 gồm: 

Thừa cân, béo phì: đây là nguy cơ số 1 của ĐTĐ típ 2. Trẻ em thừa cân cũng có nguy cơ bị ĐTĐ típ 2 nhiều hơn trẻ bình thường gấp 3 lần.

Lối sống ít vận động: khi cơ thể vận động, lượng đường trong máu sẽ giảm, do đó lối sống ít vận động có nguy cơ làm tăng đường huyết. Tăng cường vận động, tập thể dục là cách phòng tránh bệnh ĐTĐ típ 2 hiệu quả.

Có những thói quen không lành mạnh: như chế độ ăn uống không lành mạnh, nghỉ ngơi không hợp lý,…

Tiền sử gia đình: những người có người thân trong gia đình bị ĐTĐ típ 2 thì chính họ cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.

Tuổi cao: tuy đáng buồn nhưng là sự thật, người trên 45 tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2 cao hơn người trẻ.

Cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tim: những bệnh này làm ảnh hưởng đến mạch máu, không chỉ làm tăng nguy cơ ĐTĐ típ 2 mà còn nhiều bệnh khác.

Tiền sử mắc ĐTĐ thai kỳ hoặc có buồng trứng đa nang.

Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.

Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ típ 2, việc nhận biết rõ nguy cơ của mình là rất quan trọng để phòng ngừa, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh để các biến chứng, hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, khi nhận thấy mình có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để khám, làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ kể cả khi không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng.

Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất để phát hiện bệnh ĐTĐ và điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm!

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN