Hiện nay, tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết (SXH) đang có chiều hướng tăng cao và ghi nhận nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị. Theo các bác sĩ người dân không được chủ quan, cần phải ý thức phòng bệnh bằng các biện pháp đã được ngành Y tế khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 

Số ca mắc SXH tăng cao so với cùng kỳ năm 2023  

Tại Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện ĐKKV Long Khánh vài tuần trở lại đây đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân SXH có dấu hiệu nặng phải nhập viện theo dõi, điều trị. Theo đó, có ngày khoa tiếp nhận từ 10 đến 20 ca SXH, trong đó hơn 50% là bệnh nhân SXH tiểu cầu thấp, vào sốc được xử lý ổn định.

Đơn cử trường hợp anh Nguyễn Văn Mở (ngụ xã Xuân Thọ, H.Xuân Lộc), đang đi làm tự nhiên anh cảm thấy người ớn lạnh, hết lạnh nóng toát mồ hôi. Mấy ngày sau đó anh mệt hơn, không ăn uống được nên mới vào Bệnh viện ĐKKV Long Khánh kiểm tra thì mới biết mình bị SXH phải nhập viện theo dõi. 

Truyền thông hướng dẫn về phòng, chống SXH cho người dân trên địa bàn TP. Biên Hòa.

BS Hoàng Thị Phương Trúc - Trưởng Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện ĐKKV Long Khánh cho hay, thường bệnh nhân khi vào viện bệnh đã nặng, mệt, không ăn uống được, vã mồ hôi nhiều, chi lạnh, mạch khó bắt… Hiện khoa có khoảng 60-70 bệnh nhân đang nằm điều trị, thì có đến 45 bệnh nhân là SXH, trong đó khoảng 25 bệnh SXH nặng. 

Còn tại Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, có thời điểm khoa tiếp nhận khoảng 2 đến 5 trẻ SXH nặng hoặc có dấu hiệu chuyển nặng mỗi tuần. So với năm 2023, số lượng bệnh nhi phải nằm điều trị do SXH nặng tại đây có giảm nhiều. Tuy nhiên, khoa vẫn ghi nhận các ca bệnh nặng phải thở máy, vào sốc. Hiện các trẻ SXH nặng, tổn thương cơ quan cũng đang được theo dõi điều trị tại khoa.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Đồng Nai), cộng dồn số ca mắc từ đầu năm đến nay là 6.233 ca, tăng 36,57% so với cùng kỳ năm 2023 (4.564 ca). Phát hiện 1.445 ổ dịch (OD), tăng 51,47% so với cùng kỳ (954 OD). Ghi nhận 1 ca tử vong, giảm 4 ca so với cùng kỳ (5 ca). 

Lý giải nguyên nhân số ca mắc SXH tăng, BS.CKI Phan Văn Phúc - Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm CDC Đồng Nai cho hay, số ca mắc SXH tăng do các địa phương tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp. Một vấn đề nữa là người dân đã tích cực và có ý thức cao trong việc diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường, tuy nhiên các hoạt động này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và triệt để...  

Tích cực triển khai các hoạt động phòng chống 

Từ đầu năm đến nay, những địa phương có số ca mắc SXH cao là H.Xuân Lộc 1.272 ca, TP. Biên Hòa hơn 1 ngàn ca, Cẩm Mỹ 932 ca, TP. Long Khánh 501 ca, Tân Phú 438 ca... Trước diễn biến phức tạp của SXH, nhiều địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực để phòng bệnh.

Cụ thể tại H.Tân Phú, tính từ đầu năm đến ngày 3-11, trên địa bàn huyện ghi nhận 438 ca mắc SXH, tăng 166 ca so với cùng kỳ năm 2023, phát hiện và xử lý 151 OD, tăng 79 OD so với cùng kỳ. Số ca mắc ghi nhận tăng mạnh từ tuần 20 trở đi, điển hình từ tuần 32 đến tuần 33 (5-18/8) ghi nhận 52 ca mắc. Các xã có số mắc tăng cao là thị trấn Tân Phú, xã Phú Xuân, Phú Lâm, Trà Cổ và Tà Lài. 

Trước tình hình đó, Trung tâm Y tế (TTYT) H.Tân Phú đã triển khai nhiều hoạt động hạn chế các ca mắc. Anh Hoàng Thái Linh, chuyên trách SXH, TTYT H.Tân Phú cho biết, Trung tâm đã chỉ đạo các xã, thị trấn cùng các tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp với ngành Y tế tham gia công tác phòng, chống SXH. Đặc biệt, tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, tổ chức diệt lăng quăng hằng tuần, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi diện rộng và phun hóa chất diệt muỗi triệt để. Song song đó, thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện để kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn.  

Dọn dẹp vệ sinh, lật úp các vật dụng chứa nước để phòng, chống SXH tại nhà dân ở H.Thống Nhất.

Phát hiện, xử lý các ổ dịch nhỏ dứt điểm, đúng quy trình, đúng thời gian, khống chế không để dịch kéo dài bùng phát lây lan sang các địa bàn khác. Tăng cường huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội phát động và duy trì thường xuyên phong trào vệ sinh môi trường phòng chống SXH hằng tuần. 

Phối hợp với các trường học trên địa bàn, vào sáng thứ 2 chào cờ đầu tuần tổ chức truyền thông giáo dục cho các em học sinh cấp 1, 2 về các kỹ năng diệt lăng quăng. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng tại xung quanh trường và tại nhà. Sau đó, các em học sinh ghi kết quả và báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, khi phát hiện học sinh mắc SXH, nhân viên y tế các trường phải kịp thời báo cho các Trạm Y tế xã, thị thấn để xử lý kịp thời. 

Tổ chức tuyên truyền cho các công đoàn viên, đặc biệt là đoàn viên công đoàn trong các khu công nghiệp về diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng bệnh. Huy động, vận động đoàn viên, tích cực tham gia các hoạt động giữ vệ sinh nơi ở và nơi làm việc...

Theo BS Phan Văn Phúc, sau khi ghi nhận các địa phương có số mắc cao, Trung tâm đã cử các cán bộ xuống hỗ trợ điều tra, giám sát, phun hóa chất... Đồng thời, tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp xử lý, tránh lây lan trong cộng đồng. “Để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh SXH, ngoài khuyến cáo của ngành Y tế và các biện pháp triển khai của các Trạm Y tế, TTYT thì việc chủ động, phòng bệnh từ người dân là rất quan trọng. Do đó, người dân cần tích cực và nâng cao hơn nữa ý thức trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. Mắc mùng khi đi ngủ tránh bị muỗi chích, khi có các dấu hiệu nghi ngờ SXH nên đến các cơ sở y tế thăm khám, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời” – BS Phúc nói. 

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
Dấu hiệu phát hiện sớm và cách phòng bệnh tay chân miệng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN