Hiện nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, tình trạng bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đang có chiều hướng gia tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 430 lượt khám liên quan đến các bệnh truyền nhiễm, trong đó phần lớn là các ca viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi...

Bệnh hô hấp tăng đến 50%

BS.CKI Đặng Công Chánh, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, số lượng bệnh nhi đến khám và nhập viện vì các bệnh lý hô hấp đã tăng khoảng 50% so với những tháng trước. Trung bình mỗi ngày, Khoa Hô hấp tiếp nhận và điều trị từ 100–120 bệnh nhi, chưa kể các trường hợp phân bổ tại các khoa khác.

BS.CKI Đặng Công Chánh thăm khám cho một bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Chị Tạ Phương Thảo Vi (xã Dầu Giây, Đồng Nai) cho biết, con chị mới hơn một tháng tuổi, do thời tiết thất thường, cháu bị ho, thở nhanh, gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để thăm khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phổi nặng phải nhập viện điều trị. Đến nay, sau 5 ngày điều trị sức khỏe cháu tiến triển tốt hơn, tuy nhiên cháu vẫn đang phải thở ô xy.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Hà (phường Trảng Dài) cũng đưa con đi khám sau nhiều ngày điều trị tại nhà không khỏi. “Bé nhà tôi học mẫu giáo, bị lây bệnh từ các bạn. Tôi đã cho uống thuốc nhưng không đỡ, nên nay phải đưa đến bệnh viện khám” - chị Hà nói.

BS. Chánh cho biết, các bệnh phổ biến hiện nay gồm viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản… với nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm và sức đề kháng của trẻ còn yếu, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Những việc phụ huynh cần làm để phòng bệnh cho trẻ

Thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng sang mưa hoặc se lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Cùng với việc trẻ thường xuyên tiếp xúc trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ…nên nguy cơ lây lan bệnh càng cao.

Để phòng bệnh cho trẻ, BS Đặng Công Chánh cho biết, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ và thực hiện tốt các biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi để tránh lây bệnh cho người khác.

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn an toàn.

Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng:

-      Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin A, C, D,...

-      Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và vận động phù hợp với lứa tuổi.

-      Có thể sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung vi chất nếu có chỉ định của bác sĩ.

 Tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch:

Việc tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Cha mẹ cần đưa trẻ tiêm đầy đủ và đúng lịch các loại vaccine bắt buộc như: Sởi – quai bị – rubella; Cúm mùa; Viêm phế cầu; Ho gà – bạch hầu – uốn ván – Hib; Viêm gan B.

Ngoài ra, các mũi tiêm bổ sung theo khuyến cáo cũng nên được thực hiện để bảo vệ trẻ một cách toàn diện.

Tránh đưa trẻ đến nơi đông người khi có dịch:

Khi có thông báo dịch bệnh, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng, đông người. Nếu buộc phải đi, cần đeo khẩu trang đúng cách, sát khuẩn tay thường xuyên và tránh cho trẻ tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Không tự ý mua thuốc, tự điều trị cho trẻ:

Một sai lầm phổ biến là cha mẹ tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này không những khiến bệnh không khỏi mà còn tăng nguy cơ kháng thuốc, gây biến chứng nguy hiểm.

Với các trường hợp bệnh nhẹ như cảm cúm thông thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến các phòng khám uy tín để được khám, kê đơn và theo dõi, tránh việc điều trị sai cách tại nhà.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện nặng như: Sốt cao liên tục, đặc biệt trên 39 độ C; Khó thở, thở rít, tím tái; Ngủ li bì, không phản ứng nhanh như bình thường; Bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, tiêu chảy kéo dài; Co giật, hôn mê, nổi ban toàn thân,  cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thanh Tú.

Share with friends

Bài liên quan

Khẩn trương phòng chống dịch sốt xuất huyết
Đồng Nai cần quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch chồng dịch
Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trước nguy cơ bùng phát
Triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết không để “dịch chồng dịch”
Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết cha mẹ cần lưu ý
[Video] Nhiều ca sốt xuất huyết nặng nhập viện điều trị
Ứng phó COVID-19 trong giai đoạn mới: Chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
Dịch bệnh dại còn diễn biến phức tạp, người dân cần chủ động phòng ngừa
Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai