Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch,  ung thư, rối loạn tâm thần... có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người bệnh và là gánh nặng về kinh tế. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống BKLN, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai các câu lạc bộ sinh hoạt về các BKLN, qua đó tuyên truyền vận động bà con thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng về bệnh. 

BS Đặng Thị Thu Hiền, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sông Thao (H.Trảng Bom) cho biết, Sông Thao xã đặc biệt khó khăn và có đến 80% dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Hoa sinh sống. Kiến thức về cách chăm sóc sức khỏe của người dân nơi đây vẫn còn hạn chế và chưa thực sự được quan tâm, sinh hoạt vẫn mang đậm tính dân bản như ăn mặn, không thích ăn rau luộc… nên các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường còn cao. Trước tình trên, Trạm  đã quyết định thành lập Câu lạc bộ huyết áp, tiểu đường để tuyên truyền các kiến thức về bệnh này cho người dân.

BS Đặng Thị Thu Hiền, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sông Thao tuyên truyền tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ tăng huyết áp.

Câu lạc bộ được thành lập từ năm 2019 với 35 thành viên, sinh hoạt định kỳ mỗi quý một lần. Tại buổi sinh hoạt, nội dung thường nhấn mạnh vào nguyên nhân mắc bệnh, các biến chứng, các biện pháp phòng ngừa… “Vì là người địa phương nên tôi hiểu người dân chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe, do vậy khi sinh hoạt tôi thường lấy các ví dụ là nhân chứng sống ở ngay trên địa bàn để các thành viên hiểu, đến nay ý thức của người dân ngày càng được nâng cao, thay đổi các thói quen sinh hoạt như không ăn mặn, ăn nhiều rau luộc, cũng như lợi ích của việc tiếp cận y tế, khi có các triệu chứng là tới ngay các cơ sở y tế, không còn tự chữa theo các bài thuốc dân gian ở nhà nữa” , - BS Hiền cho biết thêm. 

Cũng theo Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sông Thao, hiện nay trung bình mỗi ngày Trạm y tế xã Sông Thao tiếp đón khoảng 50 bệnh nhân đến khám, lấy thuốc liên quan đến các BKLN, các bệnh nhân có nhiều lứa tuổi và ngày càng trẻ hoá. Để phòng ngừa các BKLN, trạm đã đẩy mạnh các công tác truyền thông như tư vấn trực tiếp, gián tiếp qua các tờ rơi, áp phích, loa đài…

Còn tại Bệnh viện ĐK Thống Nhất (Đồng Nai), Câu lạc bộ dành cho người bệnh Tăng huyết áp – Tiểu đường đã thu hút hơn 400 thành viên, họ chủ yếu là các bệnh nhân đang khám bệnh, theo dõi, điều trị tại bệnh viện. 

Câu lạc bộ sinh hoạt mỗi tháng một lần vào các buổi sáng thứ 7 hoặc chủ nhật. Tại các buổi sinh hoạt các thành viên sẽ được nhân viên y tế truyền đạt các kiến thức, phương pháp mới của BKLN; yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp; hướng dẫn đo huyết áp tại nhà; một số kiến thức về điều trị không dùng thuốc đối với bệnh tăng huyết áp cũng như các chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

 Đồng thời giải đáp thắc mắc của các thành viên. Song song đó, các  bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp cũng sẽ được khám, phát thuốc làm xét nghiệm trong ngày.

Chị N.T.N. tham gia Câu lạc bộ dành cho người bệnh Tăng  huyết áp, tiểu đường tại Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho biết: “Các thành viên trong câu lạc bộ được các y, bác sĩ cung cấp các kiến thức mới về bệnh, được tư vấn dặn dò chu đáo và được khám, cấp thuốc theo bảo hiểm y tế. Nhờ uống thuốc cũng như thực hiện các chế độ dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ nên sức khoẻ của tôi ổn định và tốt hơn”.

Chia sẻ về ra mắt Câu lạc bộ dành cho người bệnh Tăng huyết áp – Tiểu đường, BS.CKII Nguyễn Tường Quang - Phó giám đốc Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho biết, hiện nay bệnh tăng huyết áp, tiểu đường đang gia tăng nhanh và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch chính, gây tử vong hàng đầu trên thế giới do gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim… Bệnh này cũng thường có xu hướng cùng mắc với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như: Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì… Vì vậy, việc thành lập Câu lạc bộ Tăng huyết áp – Tiểu đường sẽ tạo cơ hội cho nhiều người bệnh có thêm điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới, từng bước nâng cao nhận thức trong phòng và điều trị bệnh. Từ đó, góp phần giúp việc quản lý và điều trị bệnh tốt hơn, đồng thời giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm.

BS.CKII Nguyễn Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tình hình các bệnh như đột quỵ, tiểu đường, huyết áp… ngày càng trẻ hoá và gia tăng, nguyên nhân do lối sống không khoa học, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và ít hoạt động thể lực. Thời gian qua trên địa bàn đã có nhiều câu lạc bộ sinh hoạt liên quan đến các BKLN như câu lạc bộ tăng huyết áp, tiểu đường, đây cũng là một trong những mô hình hay góp phần hạn chế mắc các bệnh này và đảm bảo tốt sức khoẻ cho các bệnh nhân.

 Theo báo cáo CDC Đồng Nai, từ năm 2015 - 2023, tổng số bệnh huyết áp mới phát hiện: 39.882 ca. Số bệnh tăng huyết áp được phát hiện và quản lý tại các Trung tâm y tế,  Trạm y tế là 162.144 bệnh nhân; Đối với bệnh tiểu đường, tổng số lượt người được xét nghiệm đường huyết và tư vấn trong năm 2023 là 25.182 lượt, trong đó: 8.958 người mới (trong đó: 6.297 người bình thường, 1.469 người tiền đái tháo đường và phát hiện 2.192 bệnh nhân mới) và tư vấn cho 16.224 lượt bệnh nhân cũ.

Thanh Tú

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN