Bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, trong khi bình thường giữa lòng bàn chân sẽ có vùng lõm với độ lõm nhất định tùy theo mỗi trẻ. Tuy nhiên trẻ dưới 3 tuổi thường bàn chân chưa hình thành vùng lõm và hệ thống dây chằng, vì thế chỉ sau đó hội chứng bàn chân bẹt mới thể hiện. Phát hiện sớm để can thiệp với các trường hợp trẻ bị bẹt bàn chân giúp phục hồi tốt hơn, giảm ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như đảm bảo hoạt động của chân. 

Nguyên nhân, cách nhận biết bệnh bàn chân bẹt

BS.CKI Nguyễn Đức Chúc, Phó khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai cho biết, nguyên nhân khiến trẻ bị bàn chân bẹt chủ yếu do di truyền, yếu tố di truyền khiến nhiều thế hệ trong gia đình cùng mắc hội chứng này. Ngoài ra, nếu trẻ nhỏ thường có thói quen đi chân đất, đi dép đế bằng hoặc trẻ có gen xương khớp mềm thì sau thời gian dài, hội chứng bàn chân bẹt cũng hình thành. Những trẻ mắc bệnh lý xương khớp, bệnh lý thần kinh, béo phì… cũng có nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt cao hơn. Tùy vào mức độ bệnh mà gây ra những ảnh hưởng nhất định. Nếu tình trạng nhẹ, người bệnh có thể không nhận thấy điểm khác thường. Nhưng khi bệnh khiến khung xương không đủ lực chịu đựng, dễ dẫn đến hiện tượng đau đầu gối, đau mắt cá chân, đau khớp háng, đau thắt lưng… mỗi khi di chuyển.

Theo bác sĩ Chúc, có nhiều cách để phát hiện ra con nhỏ có dấu hiệu bị bàn chân bẹt. Cách thứ nhất, cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát mà không có khoảng hở nào thì có thể trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt. Cách thứ hai, làm ướt bàn chân của trẻ (Bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ) rồi cho trẻ đặt chân lên nền nhà, hoặc 1 tờ giấy trắng. Nếu thấy dấu ấn nguyên cả bàn chân trên nền nhà hoặc giấy tức là trẻ đã bị bàn chân bẹt. Nếu phần in hình lên có 1 khoảng trống thành hình vòm cong thì trẻ không bị. Cách thứ ba, dùng trực tiếp ngón tay bố mẹ đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay của bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ chứng tỏ trẻ đã bị bàn chân bẹt. Cách thứ tư, bố mẹ cho con vui chơi chạy nhảy chân đất, sau đấy vào giờ con nghỉ kiểm tra xem nếu chân con bẩn đều cả bàn  tức là trẻ đang bị bẹt. Khi phát hiện các bất thường như trên, phụ huynh nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xác định đúng tình trạng sức khỏe của con, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.

Quan sát bàn chân trẻ in dấu trên cát giúp phát hiện tình trạng bàn chân bẹt.

Biện pháp điều trị bàn chân bẹt cho trẻ 

BS Chúc cho biết, khi trẻ càng lớn, hội chứng bàn chân bẹt càng thể hiện rõ ràng và gây ra nhiều vấn đề về xương. Bàn chân có xu hướng áp cạnh và cong xuống đất, đôi khi xoay vào trong làm hỏng cấu trúc xương chân, kết hợp với hoạt động đi lại hàng ngày sẽ khiến xương chân và đầu gối bị đau.

Nếu nghiêm trọng, trẻ mắc bệnh có thể đi lại khập khiễng, khó khăn, bị hạn chế trong các hoạt động thể thao hàng ngày. Hơn nữa, mất cân bằng bàn chân còn gây hệ lụy xấu cho sự phát triển xương hông và xương lưng của trẻ - hai vùng xương phát triển khá muộn. Độ tuổi điều chỉnh hiệu quả nhất với hội chứng bàn chân bẹt là từ 2 - 7 tuổi, phát hiện càng sớm thì điều chỉnh càng nhanh, hạn chế phương pháp can thiệp. 

Hiện có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, bao gồm: Dùng đế chỉnh hình bàn chân, bàn chân bẹt làm mất vùng eo giữa bàn chân, vì thế có thể tạo vùng eo này bằng đế chỉnh hình có bán trong các cửa hàng y khoa hoặc cửa hàng trên mạng. Cha mẹ lưu ý nên mua đúng kích thước chân của trẻ, thường xuyên đo đạc lại và thay thế đế chỉnh hình để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Thực tế độ bẹt của trẻ là khác nhau nên nếu dùng đế chỉnh hình không phù hợp, hiệu quả điều trị có thể không cao. Nếu phát hiện hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ sớm (2 - 8 tuổi) thì chủ yếu được điều trị bằng phương pháp hỗ trợ khi xương của trẻ còn mềm, dễ nắn. Nếu các phương pháp này không đạt hiệu quả, khi trẻ lớn hội chứng bàn chân bẹt gây ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển xương khớp thì bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật can thiệp. Phẫu thuật nắn chỉnh xương bàn chân là biện pháp hiệu quả, tuy nhiên phụ huynh nên lựa chọn phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín giúp hạn chế nguy cơ rủi ro với trẻ. Điều trị hội chứng bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình hiện là phương pháp phổ biến nhất, song tùy trường hợp bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp với phương pháp khác như: nắn chỉnh xương, tập phục hồi chức năng nếu có biến chứng lệch hông, vẹo cột sống, cơ bàn chân yếu… 

“Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ càng được phát hiện và điều trị sớm hiệu quả càng cao, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển xương khớp sau này của trẻ”, -BS Chúc khuyến cáo.

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN