Liên cầu khuẩn lợn bình thường không có trong cơ thể người, mà chủ yếu sống trong lợn nuôi, nhưng cũng có thể tìm thấy ở các loài lợn rừng, dê, ngựa, chó, mèo và chim. Lợn là ổ chứa chính của liên cầu khuẩn lợn nên nhà chuyên môn đặt tên là vi khuẩn liên cầu lợn. 

1. Liên cầu lợn là gì?

Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn – đặc biệt là lợn bệnh. Vi khuẩn này có thể lây sang người qua việc:

- Tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt sống, nội tạng lợn bệnh.

- Ăn tiết canh, thịt lợn tái, nem chua sống hoặc các món ăn chưa được nấu chín kỹ.

2. Các bệnh nguy hiểm do nhiễm liên cầu lợn gây ra:

Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có thể mắc phải những bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng như:

Viêm màng não mủ:

- Là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất.

- Gây đau đầu dữ dội, cứng gáy, sốt cao, buồn nôn, mê sảng.

- Có thể để lại di chứng điếc vĩnh viễn, giảm trí nhớ hoặc rối loạn tâm thần.

Ăn tiết canh dê, lợn... sạch vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn.

Nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn máu):

- Vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây sốc nhiễm trùng, tụt huyết áp, suy hô hấp, suy đa cơ quan.

- Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời.

Viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm khớp, viêm phúc mạc:

- Là các biến chứng toàn thân có thể xuất hiện sau nhiễm bệnh.

- Gây đau đớn, tổn thương nội tạng và kéo dài thời gian điều trị.

Đặc biệt nguy hiểm: nhiều bệnh nhân tử vong chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm!

3. Những ai dễ mắc bệnh liên cầu lợn?

Các nhóm nguy cơ cao bao gồm:

- Người tham gia giết mổ, vận chuyển, chế biến lợn ốm, chết – đặc biệt khi không dùng bảo hộ.

- Người ăn tiết canh, thịt sống, nem chua, thịt chưa nấu chín kỹ.

- Người có vết thương hở, trầy xước khi tiếp xúc với thịt lợn sống.

- Người làm việc ở các lò giết mổ lợn tập trung.

Hình ảnh của một bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn.

4. Làm sao phòng bệnh liên cầu lợn?

- Tuyệt đối không ăn thịt lợn chết, không ăn các món ăn tái, sống đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

- Chỉ mua thịt có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch

- Đeo găng tay, khẩu trang khi giết mổ, chế biến thịt lợn

- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với thịt sống

- Nấu chín kỹ tất cả các sản phẩm từ thịt lợn (Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo nấu chín kỹ ở nhiệt độ trên 70 độ C).

-  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

- Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

- Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn bệnh; lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

- Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. 

-  Khám ngay khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu sau khi ăn/tiếp xúc với thịt lợn nghi ngờ.

Nguồn: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Share with friends

Bài liên quan

Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
Lợi ích của việc lấy cao răng và đánh bóng răng
[Video] Tọa đàm: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dịp Tết
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý bệnh vảy nến
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN