Cao răng không thể làm sạch bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường,  lấy cao răng luôn được các bác sĩ khuyến khích, vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe răng miệng cho bản thân, còn góp phần bảo vệ sức khỏe chung cho mọi người.

Những lý do phải lấy cao răng

BS.CKI Lê Văn Phúc, chuyên khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark cho biết, cao răng là những bám cứng ở răng, không chỉ gây mất thẩm mỹ còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng, họng…. Việc lấy cao răng và đánh bóng răng định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và góp phần bảo vệ sức khỏe chung cho mọi người.

Hạn chế mảng bám: Việc định kỳ cạo vôi răng, đánh bóng sẽ giúp hạn chế mảng bám tích tụ trên bề mặt men răng. Khiến bề mặt men răng trở nên mịn và nhẵn hơn, giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh lý răng miệng, viêm họng, đặc biệt là sâu răng.

Hạn chế được hơi thở có mùi hôi: Cao răng dễ khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, dễ làm mất tự tin khi giao tiếp. Cạo vôi răng giúp loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả.

Ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu chân răng: Cao răng là một trong những khu vực cư trú của vô số vi khuẩn, gây ra viêm lợi. Khi chân răng yếu đi sẽ gây ra các bệnh lý về răng miệng như: sưng nướu, tụt nướu, ê buốt răng, chảy máu chân răng gây sự khó chịu khi ăn uống.

Giảm thiểu các nguy cơ bệnh tim hay tiểu đường: Khi mắc các bệnh về răng miệng thì việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ gặp nhiều khó khăn. Vi khuẩn trong khoang miệng có khả năng thâm nhập vào máu, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim. Ngoài ra, còn duy trì nụ cười trắng sáng và tự tin sau khi lấy cao răng và đánh bóng răng. 

Lấy cao răng định kỳ hạn chế được hơi thở có mùi hồi và các bệnh lý liên quan khác. 

Đang lấy cao răng tại Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark, chị Phạm Thị Hà (35 tuổi, ở phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa) cho hay, cứ định kỳ là chị lại đến bệnh viện để lấy cao răng. Bởi theo chị, việc lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, đồng thời giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

“Mặc dù lấy cao răng có nhiều lợi ích nhưng không nên lạm dụng việc lấy cao răng quá liên tục, bởi việc sử dụng sóng âm và lực đẩy mạnh có thể tổn thương đến răng và nướu… từ đó người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau răng, nhức răng, buốt răng, răng nhạy cảm, lung lay răng,... Thông thường nên lấy cao răng 6 tháng 1 lần. Khoảng thời gian này là thích hợp để mảng bám cao răng hình thành chưa gây ra quá nhiều vấn đề cho răng miệng, cũng như đủ để răng và nướu phục hồi khỏe mạnh từ lần lấy cao răng trước. Trước khi lấy, bác sĩ sẽ thăm khám xác định có cần thiết phải lấy cao răng hay không và điều trị bệnh răng miệng liên quan nếu có” – BS Phúc nói.

Phòng ngừa cao răng hiệu quả

Theo BS Lê Văn Phúc, để hạn chế cao răng hình thành cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đánh răng với bàn chải lông mềm, sử dụng các sản phẩm kem đánh răng có nồng độ fluor thích hợp để răng chắc khỏe. Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang có thể làm mòn cổ chân răng, tụt nướu. Chải răng thông thường không thể làm sạch bề mặt răng triệt để. Vì vậy, cần kết hợp thêm chỉ nha khoa để có thể lấy đi hết mảng bám, vụn thức ăn thừa còn mắc kẹt trong kẽ răng và dưới nướu.

Không xỉa răng bằng tăm tre nhọn vì nó có thể làm nướu tổn thương và chảy máu chân răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch mảng bám, ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.

Có chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho răng miệng như rau củ quả giòn, thịt, cá, trứng, sữa,… hạn chế ăn thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để rửa trôi vụn thức ăn sau bữa ăn, duy trì độ ẩm cho khoang miệng, hạn chế tình trạng khô miệng. Không hút thuốc lá vì sẽ làm cao răng hình thành nhanh và tiến triển nặng hơn.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
[Video] Tọa đàm: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dịp Tết
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý bệnh vảy nến
[Video] Tọa đàm: Tự chế pháo - Nguy cơ thành người tàn phế
Phòng tránh các bệnh về mắt hay gặp ở trẻ em
Bệnh viêm tuyến Bartholin - Nguyên nhân và cách điều trị
Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN