TS.BS Võ Tuấn Anh - Trưởng khoa Ngoại lồng ngực tim mạch, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, trải qua bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào người bệnh cần chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe  và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là sau phẫu thuật lớn như phẫu thuật tim. Do đó, những bệnh nhân sau khi mổ tim cần được chăm sóc đặc biệt và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả điều trị tốt nhất. 

Những bệnh lý tim mạch cần phải can thiệp phẫu thuật 

TS.BS Tuấn Anh cho hay, đối với bệnh tim mắc phải ở người lớn chúng ta có những bệnh lý cần phải can thiệp phẫu thuật như: Bệnh van tim (van 2 lá, 3 lá…); bệnh lý mạch vành (hẹp những mạch máu nuôi tim); bệnh động mạch chủ (phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ); tim bẩm sinh người lớn (thông liên nhĩ, thông liên thất..); bệnh cơ tim và u tim (u nhầy tâm nhĩ trái).

Khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tim theo chương trình và để ca phẫu thuật thành công, trước khi phẫu thuật người bệnh phải được tầm soát kỹ các chức năng cơ quan trên cơ thể như: chức năng gan, thận, tuyến giáp và các chức năng khác. Kiểm tra công thức máu xem có bị rối loạn về các tế bào máu không, đông máu; chụp CT ngực xem có gì bất thường không… Chẳng hạn nếu bệnh nhân bị cường giáp phải điều trị cường giáp, hay bệnh nhân bị sâu răng phải điều trị sâu răng… nhằm đảm bảo cuộc mổ thành công không gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực tim mạch - Bệnh viện ĐK Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau mổ tim.

Cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ 

TS.BS Tuấn Anh cho hay, trong thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận 1 vài trường hợp bệnh nhân vào cấp cứu do tự ý ngưng thuốc bác sĩ cho. Như trường hợp bệnh nhân nam T.K.L., (42 tuổi, ở phường An Bình, TP. Biên Hòa) bị hẹp van tim đã được các bác sĩ thay van cơ học, xong được một thời gian, tuy nhiên bệnh nhân bị cảm cúm ra tiệm thuốc tây mua thuốc điều trị và được người bán thuốc tư vấn ngưng thuốc kháng đông. Bệnh nhân đã ngưng thuốc kháng đông để uống thuốc cảm cúm, kết quả bệnh nhân mệt, khó thở khi đi lại, bệnh nhân đến bệnh viện khám được bác sĩ chẩn đoán kẹt van.

“Đối với những trường hợp này không những gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình điều trị mà còn nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó, việc bệnh nhân tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ kê là rất quan trọng, không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ” – TS.BS Tuấn Anh nói

Theo TS.BS Tuấn Anh, đối với bệnh nhân sau khi mổ tim cần phải đi tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình ở nhà nếu bệnh nhân có những dấu hiệu sau thì cần phải đi khám sớm, chẳng hạn như: bệnh nhân mổ van tim nếu khó thở nhiều, mệt nhiều, đi lại khó thở, nằm xuống thấp không được mà phải nằm đầu cao, huyết áp thấp hoặc cao, đau ngực giống như trước khi mổ tim, choáng váng chóng mặt khi thay đổi tư thế.

Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nâng vật nặng lên, đang nằm không được bật dậy ngồi thẳng ảnh hưởng đến lồng ngực, bệnh nhân phải nghiêng người qua một bên rồi mới ngồi dậy, không chạy xe máy trong vòng 3 tháng đầu. Không ăn mặn đối với bệnh huyết áp và mạch vành, uống thuốc đủ liều và tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Để phòng tránh các bệnh lý về tim mạch, người bệnh nên tránh những yếu tố nguy cơ như: không hút thuốc lá, không uống rượu bia, khống chế đường huyết, điều trị rối loạn lipid máu nếu có, tập thể dục nhẹ nhàngg. Đối với bệnh nhân có bệnh lý về huyết áp, phải uống thuốc đầy đủ để khống chế huyết áp ổn định, khi huyết áp ổn định vẫn duy trì uống thuốc chứ không được ngưng thuốc…

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN