Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh có thể phát triển thành dịch gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn và trẻ em.

Virus gây bệnh sởi thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Chúng lây nhiễm thông qua tiếp xúc dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm bệnh khi ho, nói chuyện hoặc hắt hơi.

Khi xâm nhập vào cơ thể người bị nhiễm, virus sởi sẽ phát triển bằng cách nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết gần đó. Sau đó chúng đi vào máu và bắt đầu ủ bệnh.

Do lây nhiễm dễ dàng qua đường hô hấp nên ở các khu vực đông người như khu dân cư, trường học, nhà trẻ … là những nơi thường có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn. Từ đó, bệnh sởi có thể nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của cả người lớn và trẻ em.

Bệnh sởi có thể nhanh chóng phát triển thành dịch.

Bệnh sởi thường bùng phát nhanh khi thời tiết mát mẻ, thường ở mùa đông hoặc mùa xuân. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình dịch bệnh xảy ra khá phức tạp và có thể xuất hiện quanh năm.

Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là các đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất do chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Vì thế, các bậc phụ huynh lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ các vắc xin phòng bệnh cần thiết theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc bệnh nhân sởi đúng cách giúp nhanh khỏi

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Cần lưu ý việc vệ sinh và dinh dưỡng kém sẽ góp phần làm bệnh nặng hơn.

Khi bệnh nhân sốt cao

Nếu sốt cao có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamon, liều lượng không quá 60 mg/kg/ngày. Nên chia liều 4 lần trong 24 giờ. Có thể dùng các dạng chế phẩm: Thuốc dạng viên, dạng bột đóng gói và dạng viên đạn đặt hậu môn, cần chú ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn.

Nên để người bệnh nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Cần cho uống đủ nước vì sốt cao thường gây thiếu nước. Nên dùng nước trái cây.

Vệ sinh răng miệng, da, mắt

Người bệnh có viêm long tại mắt và răng miệng, vì vậy cần: vệ sinh da, răng miệng, mắt hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Người bệnh tắm, lau người bằng nước ấm, xà phòng và khăn mềm. Nên tắm nơi kín gió, không nên tắm lâu. Cần chú ý vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.

Không nên kiêng nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc vệ sinh, dẫn đến viêm da, viêm mũi họng, thậm chí viêm loét hoại tử răng miệng (cam tẩu mã), hoặc không phát hiện kịp thời dễ biến chứng loét giác mạc.

Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng

Người mắc sởi thường bỏ ăn do tình trạng nhiễm trùng và viêm loét miệng. Nôn và tiêu chảy cũng làm giảm hấp thu, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh đòi hỏi cao giúp người bệnh hồi phục nhanh.

Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường (gạo, bột), chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo (dầu, mỡ), vitamin – chất khoáng (rau, quả).

Đối với trẻ bú mẹ: Bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn, kết hợp với ăn bổ sung hợp lý.

Cách chế biến: Mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý: Không kiêng khem trong ăn uống để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.


Lưu ý cho trẻ tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi.

Bổ sung vitamin A trong thời gian mắc bệnh sởi

Bổ sung vitamin A đã được chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi. Ngoài ra thiếu vitamin A có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Theo phác đồ điều trị bệnh sởi của Bộ Y tế, uống ngay vitamin A theo liều sau:

Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trẻ > 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: Lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.

Cần chú ý cách ly và phát hiện sớm biến chứng

Nên hạn chế người thăm hỏi, mọi thành viên trong gia đình, người chăm sóc cần đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây lan bệnh.

Nếu ban đã bay nhưng còn sốt hoặc sốt đã hạ nhưng tái phát lại; Ho đột ngột tăng lên, hoặc tiếng ho ông ổng, người bệnh mệt hơn; Bệnh nặng hơn, thở bất thường, nhịp thở nhanh, người bệnh li bì hơn... người bệnh cần được thăm khám để phát hiện biến chứng để được chữa trị kịp thời.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dịp Tết
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý bệnh vảy nến
[Video] Tọa đàm: Tự chế pháo - Nguy cơ thành người tàn phế
Phòng tránh các bệnh về mắt hay gặp ở trẻ em
Bệnh viêm tuyến Bartholin - Nguyên nhân và cách điều trị
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN