Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh tật cho người dân đến công tác điều trị đang được các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm. Qua đó, nhằm tránh tình trạng lây nhiễm chéo, mang lại sự an toàn cho người bệnh.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tránh lây lan dịch bệnh trong cộng động 

Thời gian gần đây, một số dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến rất phức tạp, nhất là sự trở lại của nhiều bệnh đã có vắc xin như: sởi, ho gà, dại, viêm não Nhật Bản, hay các bệnh lưu hành như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…. Do đó, công tác điều tra giám sát, truyền thông về tình hình dịch bệnh, tránh lây nhiễm chéo, hạn chế các ca mắc và tử vong luôn được ngành Y tế chú trọng. 

BS.CKI Phan Văn Phúc - Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) cho biết, mỗi khi có ca bệnh được các cơ sở điều trị báo cáo lên hệ thống là CDC Đồng Nai hỗ trợ cùng với địa phương tích cực điều tra, giám sát dịch tễ tại cộng đồng. Công tác điều tra nhằm phát hiện, khoanh vùng sớm ổ dịch, xử lý các ổ dịch không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vắc xin phòng bệnh, cách xử lý chẳng may mắc phải…

CDC Đồng Nai giám sát thực tế tại địa phương ghi nhận ca sốt xuất huyết.

Đặc biệt, trước thềm năm học mới cũng là thời điểm giao mùa, nhiều dịch bệnh có nguy cơ gia tăng. Theo đó, trong 2 ngày 24-25/8 Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa và Phòng Giáo dục - Đào tạo TP.Biên Hòa đã phối hợp tổ chức đồng loạt chiến dịch khử trùng phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trước thềm năm học mới 2024-2025. Với mục tiêu không để dịch bệnh xảy ra cũng như lây nhiễm chéo trong trường học.

TS Nguyễn Vũ Thượng - Phó viện trưởng Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho hay, vai trò của công tác giám sát các dịch bệnh rất quan trọng. Vì giám sát là kim chỉ nam để đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Có giám sát mới đánh giá đúng tình hình dịch bệnh và đánh giá hiệu quả của công tác can thiệp. Chẳng hạn giám sát những ca sốt phát ban tại cơ sở điều trị, lấy mẫu xét nghiệm sớm nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời.

Đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh

Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám ngoại trú khoảng 1.000 bệnh nhân. Thời điểm này, bệnh viện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như: tay chân miệng, sởi, ho gà. Theo đó, để hạn chế lây nhiễm trong bệnh viện, đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà rất được bệnh viện quan tâm.

ThS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, khi các bệnh nhân đến bệnh viện khám nếu nghi ngờ sởi, ho gà, sốt xuất huyết, tay chân miệng... thì công tác tiếp nhận, thu dung, điều trị, tăng cường công tác phân luồng, kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện luôn được thực hiện nghiêm ngặt và tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Còn những bệnh nhân có triệu chứng sốt, hô hấp từ khoa Khám bệnh ban đầu đến các khoa điều trị đều bố trí buồng cách ly tạm thời. Sau khi được đánh giá lâm sàng, những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ sởi, ho gà sẽ được xét nghiệm và điều trị cách ly tại khoa Bệnh Nhiệt đới.

Một ca mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. 

Đang cho con gái điều trị bệnh sởi tại khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, chị N.T.T. (ngụ phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho hay, con gái chị nhập viện điều trị đến nay được 5 ngày. Trong thời gian điều trị tại khoa, việc đảm bảo vệ sinh được bệnh viện chú trọng, các cô điều dưỡng cũng luôn nhắc nhở người nhà hạn chế đi lại trong khuôn viên bệnh viện, đeo khẩu trang để không làm lây bệnh qua những người khác. 

Còn tại Bệnh viện ĐK Thống Nhất - Đồng Nai, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) luôn được bệnh viện đặc biệt quan tâm. Theo lãnh đạo bệnh viện, nếu làm không tốt KSNK sẽ gây nguy cơ gia tăng biến chứng, kéo dài thời gian điều trị cũng như làm tăng chi phí điều trị của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong. 

Theo đó, Bệnh viện đã tạo được mạng lưới KSNK khắp bệnh viện, củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức KSNK theo quy định Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thành lập Hội đồng KSNK do Phó giám đốc Bệnh viện làm trưởng ban, phó ban là Trưởng khoa KSNK và thành viên  nòng cốt là các điều dưỡng, các trưởng, phó khoa, phòng trong bệnh viện.  

Trong mạng lưới KSNK bệnh viện chia nhiều tiểu ban như: Tiểu ban đánh giá về kháng kháng sinh, tiểu ban đánh giá về nhiễm khuẩn vết mổ, tiểu ban về vệ sinh khoa phòng, hay tiểu ban về đảm bảo vệ sinh môi trường… Cùng với đó, chỉ đạo kịp thời việc phối hợp các khoa, phòng liên quan tăng cường công tác KSNK trong các lĩnh vực chuyên môn theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong bệnh viện. Đặc biệt bệnh viện có các quy trình giám sát ở tất cả các vấn đề liên quan đến KSNK như hướng dẫn vệ sinh tay; Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa lây nhiễm dựa trên đường lây truyền, khử khuẩn tiệt khuẩn; mang và cởi bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân…

Để nâng cao chuyên môn cho đội ngũ KSNK, bệnh viện tổ chức cho nhân viên đi tập huấn, tham gia các chương trình đào tạo của các bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã áp dụng các biện pháp truyền thông phù hợp để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về KSNK, tăng cường sự tham gia phối hợp của người bệnh, người nhà bệnh nhân nhằm nâng cao chất lượng KSNK tại đơn vị. Bệnh viện cũng đã đầu tư các trang thiết bị máy móc để xử lý và diệt khuẩn đạt chuẩn; xây dựng một đội ngũ về quan trắc môi trường đánh giá về không khí, môi trường, ánh sáng...để đảm bảo bệnh viện thực hiện tốt công tác KSNK.

Theo ThS Huỳnh Tú Anh – Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ, Sở Y tế cho biết, KSNK trong các cơ sở khám, chữa bệnh có vai trò rất quan trọng, mục tiêu chính của KSNK là bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng đồng. Theo đó, hàng năm Sở Y tế đều yêu cầu các đơn vị thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, tập trung tăng cường tập huấn lại cho nhân viên y tế về KSNK. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN