Hen phế quản là một bệnh đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hen phế quản là một trong những bệnh mãn tính không lây nhiễm phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hơn 260 triệu người và gây ra hơn 450.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, hầu hết trong số đó đều có thể phòng ngừa được.

Tại Việt Nam, bệnh hen phế quản ảnh hưởng đến khoảng 3,9% dân số, tương đương 4 triệu người mắc bệnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh hen phế quản là thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, thường gọi là cơn hen. Các triệu chứng này thường xuất hiện về đêm, tái phát nhiều lần nhất là khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích. 

Một số tác nhân gây kích thích cơn hen phế quản

Đây là các yếu tố làm khởi phát cơn hen bằng cách kích thích đường thở hoặc làm tình trạng viêm ở đường thở trở nên trầm trọng hơn. Các tác nhân kích thích cơn hen của mỗi người không giống nhau và mỗi người cũng khác nhau rất nhiều về mức độ phản ứng với các tác nhân. 

Bệnh nhân hen phế quản đang xông khí dung tại Khoa Tổng hợp 2, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Một số tác nhân gây kích thích cơn hen phế quản gồm: nhiễm trùng đường hô hấp, thường là do vi rút gây ra (ví dụ như cảm lạnh hoặc cúm); thay đổi thời tiết; các chất gây dị ứng, phổ biến nhất là từ mạt bụi nhà, vật nuôi hoặc phấn hoa; tập thể dục, đặc biệt là trong thời tiết lạnh; cảm xúc, chẳng hạn như phấn khích, sợ hãi hoặc tức giận; chất gây ô nhiễm không khí và chất kích thích, chẳng hạn như khói, bụi; một số chất phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như tartrazine (chất nhuộm màu nhân tạo) hoặc chất gây dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như đậu phộng (những người nhạy cảm hoặc dị ứng có thể có phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng); một số người có thể bị dị ứng với một số loại thuốc (ví dụ như aspirin).

Phòng bệnh hen phế quản tái phát lúc giao mùa

Mùa mưa tại miền Nam trong đó có Đồng Nai thường diễn ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm giao mùa nắng – mưa, thời tiết sẽ có những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm.

Sự thay đổi thời tiết này có thể kích thích trực tiếp lên đường hô hấp bị viêm ở người bị hen phế quản làm khởi phát triệu chứng hen. 

Hơn nữa, khi thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, vi rút có hại phát triển và gây bệnh. Cơ thể con người cũng chưa kịp thích nghi, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, vi rút,... Ở những người bệnh hen phế quản bị nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến cơn hen cấp.

Để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh hen phế quản tái phát lúc giao mùa, người mắc bệnh hen phế quản cần lưu ý những điều sau đây:

Tuân thủ điều trị: hen phế quản là bệnh cần theo dõi và điều trị thường xuyên. Tuân thủ điều trị giúp kiểm soát tốt triệu chứng hen và duy trì khả năng hoạt động bình thường, hạn chế cơn hen cấp. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều đã được bác sĩ chỉ định và tái khám đúng hẹn.

Tiêm vắc xin cúm hàng năm và tiêm vắc xin phế cầu giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi đi ra ngoài đường hay tới nơi tập trung đông người nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, bao gồm cả chăn, ga, gối đệm và quần áo thường xuyên nhằm loại bỏ các tác nhân kích thích cơn hen như bụi nhà, nấm mốc,…

Ngoài ra, cần thường xuyên luyện tập thể lực bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe; thực hành chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất; uống đủ nước,… để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa sự khởi phát của cơn hen.

BS.Hồ Thị Hồng

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh
[Video] Những dấu hiệu nhận biết về bệnh mạch vành
[Video] Dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Hiệu quả phối hợp đa chuyên ngành trong điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
[Video] Toạ đàm: Viêm gan B - "Sát thủ" thầm lặng
[Video] Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Những rào cản
[Video] Tọa đàm: U xơ tử cung và những điều cần biết
Ngày Thế giới phòng, chống tăng huyết áp 17/5: Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Hiệu quả từ mô hình câu lạc bộ phòng chống bệnh không lây nhiễm
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN