Trong xã hội hiện đại, khi tốc độ phát triển của nền kinh tế và đời sống đi đôi với sự thay đổi về môi trường sống, học tập, và tiếp xúc với công nghệ, nhiều trẻ em phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý và hành vi từ nhỏ. Một trong những vấn đề ngày càng được chú ý là tăng động giảm chú ý, một dạng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến học tập, sức khỏe tâm lý và các mối quan hệ xã hội của trẻ.

Nhiều dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý dễ bị bỏ qua

Tăng động giảm chú ý (TĐGCY) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, TĐGCY ảnh hưởng đến khoảng 5-7% trẻ em toàn cầu. Tại Việt Nam, TĐGCY đang ngày càng được nhận thức rõ hơn khi phụ huynh và nhà trường chứng kiến nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc học tập, chú ý và kiểm soát hành vi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn nhầm lẫn giữa TĐGCY và tính hiếu động thông thường, dẫn đến việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.

Chị N.M.H (ngụ P. Tam Hiệp, TP. Biên Hòa), có con 6 tuổi được chẩn đoán TĐGCY cách đây 2 năm, chia sẻ: “Hồi đầu mình cứ nghĩ con nghịch ngợm quá mức, đến khi thấy tình trạng con ngày càng nghiêm trọng, khó tiếp thu kiến thức, khó giao tiếp với mọi người nên gia đình cho bé đi khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Khi nghe bác sĩ nói cháu bị tăng động giảm chú ý, gia đình cũng rất hoang mang. Tuy nhiên, qua thời gian được bác sĩ điều trị và hướng dẫn cách tiếp cận, đồng hành cùng cháu thì nay cháu đã ổn định hơn, cháu biết tập trung khi học và ít làm phiền bạn bè”.

Trẻ bị TĐGCY đến khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.

Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, có khoảng 50% số trẻ đến khám ở phòng khám tâm thần trẻ em có các biểu hiện của TĐGCY. Theo BS. CKII Nguyễn Thị Kim Hòa – Trưởng Khoa Tâm thần trẻ em và vị thành niên, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, tăng động giảm chú ý là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung, mức độ hoạt động và hành vi bốc đồng ở trẻ. Triệu chứng của TĐGCY thường xuất hiện từ khi trẻ khoảng 4-5 tuổi và có thể kéo dài đến khi trưởng thành nếu không được can thiệp kịp thời.

Các biểu hiện của trẻ tăng động dễ nhầm lần với hiếu động đơn thuần, bởi vậy, cha mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu đặc trưng sau để nhận biết và đưa trẻ đi khám và can thiệp kịp thời, như: Hiếu động quá mức; Hấp tấp trong hành vi; Khó kiềm chế cảm xúc, hay nổi nóng; Thiếu tập trung, giảm chú ý; Khả năng ghi nhớ kém; Chậm phát triển về ngôn ngữ; Rối loạn giấc ngủ; Thiếu khả năng thích nghi. 

BS Hòa nhấn mạnh, nhiều phụ huynh thường nhầm tưởng rằng trẻ mắc TĐGCY chỉ là quá nghịch ngợm hoặc lười học. Tuy nhiên, TĐGCY không liên quan đến thái độ hay ý thức của trẻ, mà bắt nguồn từ sự gián đoạn trong cấu trúc và chức năng não bộ.

Điều trị và hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý

Khi trẻ được chẩn đoán TĐGCY, nhiều phụ huynh rơi vào trạng thái lo lắng vì sợ rằng con mình sẽ không thể hòa nhập với bạn bè, trường học và xã hội. Tuy nhiên, TS Lê Minh Công – Giám đốc trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tâm thần, trường ĐH Khoa học XH&NV TP. Hồ Chí Minh khẳng định, TĐGCY là một rối loạn có thể kiểm soát nếu được can thiệp kịp thời và đúng cách: "Việc điều trị TĐGCY là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cả phụ huynh, giáo viên và bác sĩ. Các phương pháp điều trị thường bao gồm kết hợp liệu pháp tâm lý, giáo dục đặc biệt, phục hồi chức năng và trong một số trường hợp cần thiết, phải sử dụng thuốc."

Đối với liệu pháp hành vi, thường được áp dụng đầu tiên để giúp trẻ kiểm soát hành vi thông qua các phương pháp khen thưởng, đặt ra nguyên tắc và giám sát hành vi của trẻ. Theo thống kê tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, khoảng 70% trẻ TĐGCY đáp ứng tốt với liệu pháp hành vi trong 6 tháng đầu tiên.

Đối với liệu pháp sử dụng thuốc, tuy đây không phải là phương án duy trì dài hạn nhưng có thể giúp trẻ ổn định khả năng tập trung và giảm bốc đồng trong lúc học tập hoặc làm việc.

Với liệu pháp giáo dục, trẻ được bố trí các chương trình học đặc biệt hoặc kèm cặp cá nhân để hỗ trợ quá trình phát triển kỹ năng học tập và kiểm soát bản thân.

TS Công cũng nhấn mạnh, trong quá trình can thiệp và hỗ trợ trẻ hòa nhập, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phụ huynh được khuyến khích tham gia các khóa đào tạo chuyên biệt để hiểu rõ hơn về TĐGCY và phương pháp giao tiếp hiệu quả với trẻ.

Theo BS. CKII Nguyễn Thị Kim Hòa, để hỗ trợ trẻ TĐGCY, phụ huynh nên kiên nhẫn và không kỳ thị trẻ, thay vì la mắng, hãy khen ngợi khi trẻ đạt được hành vi tích cực nhỏ nhất. Lên kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày để trẻ dễ tuân thủ. Giảm thời gian tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử để tăng cường khả năng tập trung. Bên cạnh đó, thúc đẩy hoạt động thể chất như bơi lội, cầu lông… để giúp trẻ giải tỏa năng lượng dư thừa và rèn luyện sức khỏe.

Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
Lợi ích của việc lấy cao răng và đánh bóng răng
[Video] Tọa đàm: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dịp Tết
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý bệnh vảy nến
[Video] Tọa đàm: Tự chế pháo - Nguy cơ thành người tàn phế
Phòng tránh các bệnh về mắt hay gặp ở trẻ em
Bệnh viêm tuyến Bartholin - Nguyên nhân và cách điều trị
Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN