Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong lệch một cách bất thường sang một bên. Bệnh có thể ảnh hưởng chức năng của tim và phổi, gây tự ti về ngoại hình ở người trẻ và tăng nguy cơ bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi. Để phòng ngừa vẹo cột sống, cần duy trì tư thế đúng, thường xuyên thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh ở lưng. 

Vẹo cột sống và các dạng cong vẹo cột sống thường gặp

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong lệch một cách bất thường. Tùy theo nguyên nhân và thời điểm phát hiện, có nhiều loại vẹo cột sống khác nhau. Đây cũng là bệnh lý cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Có 2 loại cong vẹo cột sống là cong vẹo cột sống chữ C và cong vẹo cột sống chữ S. 

Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp như: Vẹo cột sống chức năng: cột sống bình thường nhưng lại bị cong vẹo do những bất thường ở những bộ phận khác trên cơ thể ví dụ tật chân không đều, cao thấp hay do co thắt cơ lưng do các bệnh lý cột sống. 

Vẹo cột sống cấu trúc: là tình trạng cột sống bị cong vẹo ngay từ mới sinh, tình trạng này nghiêm trọng hơn so với những loại khác.

Nguyên nhân cong vẹo cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vẹo cột sống. Bệnh cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. 

Nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng cong vẹo cột sống là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên. Đa số các bé trong độ tuổi đến trường đều có nguy cơ bị vẹo cột sống do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai. Và một số các nguyên nhân khác như: Một số bệnh nhi bị cong vẹo, lệch cột sống từ lúc bẩm sinh; các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường; các bệnh lý do thoái hóa cột sống: thường do dự suy yếu của dây chằng, gai xương, loãng xương hay tình trạng thoái hóa của đĩa đệm dẫn đến cong vẹo cột sống.

Các phương pháp điều trị

Điều trị nội khoa: là phương pháp sử dụng thuốc dành cho các đối tượng bị cong vẹo cột sống kèm với những triệu chứng đau, khó thở. Phương pháp chữa cong vẹo cột sống nội khoa cần được kết hợp với tập vật lý trị liệu để có thể tối ưu hiệu quả điều trị bệnh.

Đeo nẹp cột sống: Bác sĩ sẽ sử dụng loại nẹp chuyên dụng để điều chỉnh lại cột sống của người bệnh. Nẹp cột sống giúp hỗ trợ cột sống của người bệnh dần dần về vị trí đúng và cố định tại đó, lâu dần sẽ ổn định được cấu trúc cột sống.

Tập vật lý trị liệu: tập vật lý trị liệu là phương pháp chữa cong vẹo cột sống được áp dụng rộng rãi. Thậm chí, bất cứ phương pháp điều trị nào cũng cần kết hợp với tập vật lý trị liệu cột sống để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi.

Các bài tập dành cho bệnh nhân vẹo cột sống sẽ được chỉ định bởi bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu. Mục đích của các bài tập là tăng sự linh hoạt và sức mạnh cho vai, cổ và các nhóm cơ lưng; từ đó ổn định lại cấu trúc cột sống.

Phẫu thuật: phẫu thuật xương cột sống là phương án cuối cùng trong điều trị cong vẹo cột sống. Với những trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật.

ThS Nguyễn Như Giao khám cho bệnh nhân vẹo cột sống thắt lưng.

Hậu quả của vẹo cột sống

Ảnh hưởng chức năng của tim và phổi: một trong những tác hại của cột sống bị cong vẹo là ảnh hưởng đến tim và các vấn đề về phổi. Do áp lực của khung xương sườn lên phổi và tim. Điều này khiến bệnh nhân khó thở và cản trở quá trình bơm máu.  

Tự ti về ngoại hình ở người trẻ: đối với giới trẻ, khi cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng sẽ là một trở ngại lớn về ngoại hình. Bệnh nhân sẽ có những biến đổi như vai lệch, xương sườn lồi rõ và phần thắt lưng cùng thân mình bị nghiêng về một bên.

Tăng nguy cơ bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi: nếu bệnh nhân bị chứng vẹo cột sống từ nhỏ sẽ có nguy cơ cao đau lưng mãn tính khi lớn tuổi hơn. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó khăn mà còn giảm chất lượng cuộc sống.  

Phòng ngừa cong vẹo cột sống

Điều đầu tiên giúp bạn hạn chế được rủi ro cong vẹo cột sống là sinh hoạt đúng tư tế. Cong vẹo cột sống có thể đến từ việc ngồi và đứng sai tư thế trong thời gian dài. Ngoài ra, không nên đặt áp lực lớn lên xương cột sống, nhất là phần lưng dưới. Đây được xem là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống. Hơn nữa, sinh hoạt sai tư thế, tạo quá nhiều áp lực lên xương sống và lưng dưới có thể gây chấn thương đột ngột. Thường xuyên thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh ở lưng là biện pháp phòng tránh dị tật cong vẹo cột sống rất tốt.

Những bài tập này sẽ giúp làm giảm thiểu áp lực lên cột sống và những ảnh hưởng xấu do hoạt động sai tư thế.

Đối với trẻ em, để phòng ngừa tình trạng cong vẹo cột sống học đường, phụ huynh cần lưu tâm những điều sau: Bàn học phù với chiều cao và lứa tuổi của trẻ; rèn thói quen ngồi học ngay ngắn, không để trẻ cúi đầu thấp, ngồi xiêu vẹo; nên cho trẻ sử dụng cặp 2 quai để cân bằng 2 bên vai. 

ThS Nguyễn Như Giao
Trưởng khoa Phục hồi chức năng -  Bệnh viện ĐK Đồng Nai.

Share with friends

Bài liên quan

Nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc mùa nắng nóng
Mùa hè cảnh giác viêm gan A, tiêm vắc xin giúp phòng ngừa an toàn và hiệu quả
Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
[Infographics] Bạn có biết 5 chìa khóa quan trọng để đảm bảo thực phẩm an toàn?
[Video] Phòng bệnh hô hấp trẻ em
[Video] Phòng bệnh cho trẻ khi mùa mưa đến
Tìm hiểu về vi rút Herpes
[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN