Đau khớp vai là hiện tượng phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Đau khớp vai có thể do tổn thương xương, khớp vai và phần mềm quanh khớp vai gây nên. Khi bị đau khớp vai cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp điều trị.

1. Đau khớp vai do đâu?

Phần lớn các vấn đề khớp vai rơi vào 4 nhóm chính: Viêm gân (gân hay bao khớp) hoặc rách gân; Mất vững; Thoái hóa khớp; Gãy xương…

Nguyên nhân khác ít gặp như đau khớp vai do u bướu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh,... Dưới đây là một số lý do khiến khớp vai bị đau.

‎- Đau khớp vai do viêm khớp

Đau khớp vai có thể từ viêm khớp, có nhiều loại viêm khớp, phần lớn viêm khớp vai là viêm khớp xương mạn tính, còn được gọi là viêm khớp bào mòn hay rách. Dấu hiện bệnh như là sự sưng nề, đau, và cứng khớp vai thường bắt đầu trong thời gian tuổi trung niên. Viêm khớp xương mạn tính tiến triển chậm, đau làm cho bệnh nặng hơn theo thời gian.

Viêm khớp xương mạn tính có thể liên quan tới chơi thể thao, chấn thương do công việc hay sự mài mòn và rách mạn tính. Một loại khác của viêm khớp có thể liên quan tới rách chóp xoay, nhiễm trùng hay viêm của bên trong bao khớp.

Thường thì mọi người tránh vận động khớp vai để giảm đau viêm khớp, điều đó đôi khi dẫn tới sự cứng hay dính của phần mô mềm của khớp, và có thể dẫn tới hạn chế vận động khớp vai.

Hình ảnh cấu tạo khớp vai.

- Đau khớp vai do gãy xương

Gãy xương bả vai bao gồm xương đòn, xương cánh tay và xương bả vai. Gãy xương vai ở người già thường là do té ngã khi đứng cao, ở người trẻ thường do chấn thương với lực lớn như chấn thương do đi xe máy hay chấn thương do va chạm trong thể thao. Gãy xương thường đau nặng nề, sưng và bầm tím quanh vai.

- Đau khớp vai do mất vững khớp vai

Sự mất vững khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay di chuyên ra ngoài ổ chảo. Nó có thể là kết quả của chấn thương bất ngờ hay nhiều lần. Trật khớp vai có thể bán phần khi chỏm đi ra ngoài 1 phần ổ chảo, trật hoàn toàn khi chỏm di chuyển ra ngoài ổ chảo hoàn toàn.

Một khi dây chằng, gân cơ bao quanh khớp vai trở nên lỏng lẻo hay rách rời, khi đó trật khớp vai có thể lặp đi lặp lại, trật khớp vai tái diễn có thể bán phần hay hoàn toàn, là nguyên nhân gây đau và không vững khi nâng cánh tay hay di chuyển tay ra xa cơ thể (các động tác vươn vai, cầm nắm, mặc áo,..). Tình trạng lặp lại của bán trật hay trật khớp dẫn tới việc gia tăng nguy cơ viêm trong khớp.

- Đau khớp vai do viêm bao hoạt mạc

Bao hoạt mạc nhỏ, dịch trong hoạt mạc cũng là dịch khớp, túi hoạt mạc lót giữa xương và đè lên mô mềm, giúp giảm sự ma sát giữa sự trượt của gân cơ và xương.

‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎Đôi khi tập thể thao sử dụng khớp vai dẫn đến viêm tấy đỏ bao hoạt mạc giữa chóp xoay và mỏm cùng vai, kết quả là viêm bao hoạt mạc dưới mỏm cùng vai, sự viêm này thường đi kèm với viêm gân chóp xoay.khớp vai có thể trở nên viêm và đau, nhiều hoạt động hàng ngày như chải tóc, cài nút áo trở nên khó khăn.

‎‎- Đau khớp vai do viêm gân

Phần lớn viêm gân là kết quả của sự mài mòn dần của gân (gân là phần nối kết giữa cơ với xương) theo thời gian sử dụng. Thông thường sự viêm gân có 2 loại: Viêm gân cấp có thể xảy ra trong chơi bóng qua đầu cũng như các môn hay những công việc hoạt động tay đưa qua đầu thường xuyên có thể dẫn đến viêm gân cấp. Còn viêm gân mạn là bệnh thoái hóa như thoái hóa khớp, hoặc lặp đi lặp lại sự mài mòn và rách theo tuổi tác, dẫn đến viêm mạn.

‎‎- Đau khớp vai do rách gân

Sự đứt và rách gân có thể từ chấn thương cấp tính hay thoái hóa trong gân theo tuổi tác, sự sử dụng, mài mòn và rách hoặc một chấn thương bất chợt. Sự rách có thể bán phần hay rách toàn phần, trong phần lớn các rách hoàn toàn gân bị kéo khỏi nơi bám vào xương, gân thường hay bị tổn thương nhất là gân cơ chóp xoay vả gân nhị đầu.

‎2. Đau khớp vai cần phải làm gì?

Khi bị đau khớp vai người bệnh cần phải thay đổi hoạt động hàng ngày, trước hết cần nghỉ ngơi, thay đổi hoạt động, và vật lý trị liệu giúp cho khớp vai bạn mềm dèo và nâng sức cơ. Người bệnh tránh lao động nặng, gắng sức hay tập luyện trong biên độ bình thường giúp chống đau khớp vai.

Nếu tình trạng không đỡ cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giảm viêm chống đau.

Phẫu thuật có thể được cân nhắc nếu đau khớp không đáp ứng với điều trị thông thường như thay đổi hoạt động vai, nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu và dùng thuốc.

Một số vấn đề khớp vai như phục hồi trật khớp vai, rách chóp xoay… có thể không hiệu quả trong tập vật lý trị liệu, trong trường hợp đó phẫu thuật cần được chỉ định sớm.

‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎Phẫu thuật có thể bao gồm nội soi khớp để bỏ các xẹo mô hoặc sửa chữa mô bị rách ngược lại mổ hở cho phục hồi những tổn thương rộng, nặng nề như rách gân cơ rộng, gãy xương hay thay khớp vai.

BS. Minh Ngọc
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN