Dịch COVID-19 không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều người dân mà còn khiến gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ghi nhận tại Khoa khám Tâm thần Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm người đến khám những vấn đề liên quan đến tâm lý. Đa số nằm trong độ tuổi từ 30-45.            

Anh N.Đ.T 42 tuổi (ngụ ở TP. Biên Hòa) đến bệnh viện với triệu chứng mất ngủ kéo dài, rối loạn lo âu. Theo chia sẻ của anh T., anh là trụ cột kinh tế của gia đình, nhà anh có xưởng sản xuất đồ gỗ nhỏ. Qua 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội, xưởng anh bị phá sản. Thêm vào đó, anh từng là bệnh nhân COVID-19, suy nghĩ về kinh tế, về bệnh tật đã khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. May mắn, anh vẫn đang bị bệnh dạng nhẹ, vẫn tự mình đi khám bệnh được.    

Trường hợp N.T.T.H. (25 tuổi – ngụ ở Bình Dương) được người nhà đưa đến bệnh viện khám với thân hình gầy yếu, mệt mỏi, mắt lờ đờ hầu như không kiểm soát. Chị gái bệnh nhân chia sẻ, em H. từng là công nhân trong một công ty. Khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty đóng cửa, em H. phải ở nhà. Sau 3 tháng, gia đình thấy em có những biểu hiện không bình thường về mặt tâm lý, hay nói nhảm một mình, đêm đêm còn nghe tiếng khóc, đến bữa ăn thường bỏ bữa. Khi đưa đến Bệnh viện, các bác sỹ chẩn đoán em đang bị những vấn đề về sức khỏe tâm thần…

BS Nguyễn Quang Huy đang khám bệnh cho bệnh nhân. 

BS Nguyễn Quang Huy – Phụ trách Khoa khám Tâm thần, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 cho biết có 3 nhóm bệnh nhân đến khám sau giãn cách xã hội. Nhóm một là người từng có vấn đề về tâm lý, sức khỏe tâm thần đã điều trị khỏi, hiện tái phát do ảnh hưởng của COVID-19. Nhóm hai là bệnh nhân mới, bị căng thẳng bởi các yếu tố kinh tế xã hội tác động từ đại dịch như phá sản, thất nghiệp, bế tắc trong cuộc sống... Nhóm ba có người thân là F0, hoặc bản thân là F0, chịu nhiều đau thương mất mát sau đại dịch. Đa số bệnh nhân đều bị mất ngủ và lo âu kéo dài. Hầu hết người bệnh bị hồi hộp, mạch đập nhanh, đau dạ dày, mệt mỏi về cơ thể. Đối với tinh thần, bệnh nhân rối loạn cảm xúc, trầm cảm, nặng hơn là có những người tự hủy hoại bản thân và có ý định tự tử. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và dạng rối loạn của bệnh nhân để kê đơn thuốc điều trị theo từng triệu chứng và hướng dẫn họ trị liệu.  

Cũng theo BS Huy, căng thẳng tâm lý rất dễ mắc phải nhưng cũng không quá khó để khắc phục nó. Người mắc cố gắng cải thiện, làm những điều tốt nhất ngay khi bắt đầu cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thiếu động lực làm việc, hay lo lắng mơ hồ, mất ngủ. Tham gia các hoạt động có lợi cho người gặp vấn đề tâm lý – tâm thần hậu COVID-19: Tập thể dục, yoga; tham gia các hoạt động sáng tạo; đọc, viết và vẽ; ăn đúng, ngủ đủ; duy trì thời gian biểu như bình thường; tăng cường kết nối bằng cách gọi điện, thông qua mạng xã hội… Bản thân cần nghỉ ngơi, thư giãn giải tỏa tâm lý và tìm đến các cơ sở y tế chuyên môn để chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu tình trạng ngày một xấu hơn.  

Hiện có nhiều chương trình tư vấn miễn phí về tâm lý qua hình thức trực tuyến, nếu thấy người thân có biểu hiện bất thường nhưng ngại đưa đến bệnh viện khám, các gia đình có thể liên hệ đến tổng đài để được hỗ trợ.  

"Việc chịu đựng các triệu chứng dai dẳng, âm ỉ rồi mới tới gặp bác sĩ sẽ khiến căn bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể không kịp cứu vãn", BS Huy khuyến cáo.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN