Nhằm đảm bảo công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trong giai đoạn tình hình mới và trong dịp Tết sắp tới, hiện nay các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã và đang lên kế hoạch chuẩn bị nhân lực, giường bệnh và trang thiết bị y tế… Với phương châm tất cả bệnh nhân COVID-19 khi đến bệnh viện đều được tiếp nhận, điều trị kịp thời và hạn chế mức thấp nhất tử vong. 

Công việc sẽ tăng gấp đôi   

BS.CKII Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, với chỉ tiêu Sở Y tế giao cho bệnh viện là 40% giường bệnh COVID-19, tương đương gần 300 giường. Trong đó, 40 giường bệnh Hồi sức tích cực COVID-19, còn lại 260 giường bệnh ở mức độ 1 và 2. Hiện tại, bệnh viện đang điều trị cho khoảng 230 bệnh nhân COVID-19, trong đó bệnh nặng từ 5-7 ca, những trường hợp bệnh nặng chủ yếu có bệnh nền béo phì, viêm phổi, viêm hô hấp và nặng dần là suy hô hấp, suy đa tạng.

Theo bác sĩ Hà, hiện tại số lượng bệnh nhân điều trị ở mức trung bình và Hồi sức tích cực vẫn chưa đông, tuy nhiên điều mà bệnh viện lo lắng nhất vẫn nguồn nhân lực, đặc biệt là vào dịp Tết sắp tới. Mặc dù ở thời điểm này khoa Hồi sức tích cực chống độc chưa có tới 10 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch, tuy nhiên nếu thời gian tới bệnh nhân tăng, phải sử dụng đến 20 giường sẽ dẫn đến nhiều áp lực cho y, bác sĩ. Bởi, hầu hết bệnh nhân nặng khi vào đây từ chăm sóc, điều trị, thuốc men cho đến ăn uống, vệ sinh cá nhân đều do nhân viên y tế chăm sóc và lo liệu. Ngoài ra, chưa kể đến việc thay thế người mới để cho y, bác sĩ đã tham gia chăm sóc điều trị bệnh nhân thời gian dài được nghỉ ngơi. Khi thay thế người mới đồng nghĩa thời gian đào tạo và việc thực hiện  nhuần nhuyễn các quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ không bằng những người chuyên nghiệp đã tham gia trước đó. 

“Tết năm nay chắc chắn công việc của y, bác sĩ sẽ cực hơn và cường độ làm việc sẽ tăng gấp đôi, vì vừa phải tiếp nhận khám, điều trị cho bệnh nhân thông thường và bệnh nhân COVID-19. Hy vọng vào dịp Tết này, số ca nhiễm COVID-19 giảm, đặc biệt là giảm những ca nặng để giảm bớt áp lực và quá tải cho đội ngũ y, bác sĩ” – bác sĩ Hà nói.

Còn BS.CKII Lê Thị Phương Trâm, Phó giám đốc Bệnh viện ĐK Đồng Nai chia sẻ, hiện tại các Bệnh viện Dã chiến đã từ từ rút dần do đó số lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 đến bệnh viện ngày càng nhiều, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng, do đó công việc của nhân viên y tế tăng lên rất nhiều. Trung bình mỗi ngày khoa cấp cứu tiếp nhận từ 30-40 trường hợp, chủ yếu là mệt, khó thở, nguy kịch. Hiện tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã bố trí nhân lực, các máy thở để tiếp nhận bệnh nhân, tuy nhiên do lượng bệnh nhân vào đông trong khi khoa phải tiếp nhận các bệnh nhân không nhiễm COVID-19, dẫn đến qua tải và tạo áp lực cho nhân viên tại đây. 

Đến thời điểm hiện tại, bệnh viện có gần 1 ngàn bệnh nhân đang điều trị, trong đó gần 260 bệnh nhân COVID-19 và khoảng 600-700 bệnh nhân không nhiễm COVID-19. Với tổng số bệnh nhân chưa tới 1 ngàn bệnh, tuy nhiên việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 vất vả hơn nhiều so với bệnh nhân thông thường khác. “Khó khăn nhất vẫn là con người, vì hiện tại một số y, bác sĩ của bệnh viện đang tham gia tại Bệnh viện Dã chiến số 2, bên cạnh đó hàng ngày ở Khu Hồi sức tích cực COVID-19 các bác sĩ, điều dưỡng còn phải điều trị, chăm lo cho bệnh nhân ăn uống, vệ sinh cá nhân” – bác sĩ Trâm cho biết.

Phải đảm bảo công tác tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân  

Do nhu cầu cấp cứu và điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện tại đang quá tải, nhất là số lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng ngày càng tăng. Để đảm bảo tất cả bệnh nhân COVID-19 trung bình, nặng được tiếp nhận, điều trị trong những ngày thường cũng như dịp Tết, Bệnh viện ĐK Đồng Nai đã triển khai và bổ sung thêm từ 20-40 giường bệnh ở tất cả các khoa nội, ngoại, sản và các khoa theo chỉ tiêu phân bổ của Sở Y tế với tổng số giường điều trị là 400 giường (40% giường kế hoạch). Riêng khu

Hồi sức tích cực COVID-19 trước đây có 50 giường đặt tại khoa Nhiễm, nay bệnh viện triển khai thêm 20 giường ở lầu 2, vị trí cũ của Khoa Can thiệp tim mạch. Để đảm bảo trang thiết bị, máy móc điều trị cho 20 giường bệnh ở tầng 2 này, bệnh viện đã huy động máy thở, Monitor, máy bơm tiêm điện ở các khoa khác chưa sử sụng đưa về tầng 2 để phục vụ điều trị cho bệnh nhân. 

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã chuẩn bị sẵn sàng máy thở, ECMO… để tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Theo bác sĩ Trâm, sau khi bệnh nhân đến bệnh viện được khám sàng lọc, nếu bệnh nặng chuyển vào khu Hồi sức tích cực COVID-19, nhẹ chuyển đến các khoa phòng khác để điều trị. Bên cạnh đó, bệnh viện bố trí, phân công từ nhân viên trực tiếp tham gia điều trị, đến nhân viên khối cận lâm sàng và kể cả khối hành chính, phân công một nửa tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19, một nửa điều trị bệnh nhân không nhiễm COVID-19. Ngoài ra, các khoa phòng còn phải tăng cường nhân lực để tham gia điều trị khoa Hồi sức tích cực COVID-19 ở khoa Nhiễm và ở tầng 2 mới triển khai. 

“Trên phương châm có bệnh nhân COVID-19 đến là phải tiếp nhận và điều trị, do đó bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng từ con người, giường bệnh đến thiết bị máy móc, không để tình trạng nước tới chân mới nhảy”- bác sĩ Trâm nói.

Bác sĩ Hà cho hay, để chủ động đảm bảo công tác thu dung điều trị người bệnh COVID-19, đáp ứng kịp thời, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong giai đoạn tình hình mới, hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp tử vong. Dựa trên cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc và năng lực chuyên môn hiện có, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai xây dựng kế hoạch thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng từ nhẹ đến nặng, nguy kịch để điều trị cho bệnh nhân. 

Cụ thể, để triển khai thêm giường bệnh, bệnh viện đã dồn những khoa không có bệnh nhân COVID-19 lại. Nếu như trước đây bệnh viện có  khoa Hô hấp, khoa Tiêu hóa, Huyết học thần kinh, Tim mạch thận niệu, bây giờ gộp lại còn 2 khoa là tim mạch thận niệu tiếp nhận, điều trị thêm bệnh của khoa Hô hấp, còn khoa Huyết học thần kinh nhận bệnh tiêu hóa, nhiễm. Sau khi dồn lại khoa Hô hấp và khoa Tiêu hóa sẽ thành khoa Nhiệt đới 2, với 100 giường.

Còn với 40 giường bệnh Hồi sức tích cực COVID-19, có 20 giường nặng nguy kịch ở khoa Hồi sức tích cực chống độc và 20 giường nặng ở khoa Nhiệt đới 1. Mặc dù hiện tại, số lượng bệnh nhân điều trị Hồi sức tích cực COVID-19 vẫn chưa nhiều, tuy nhiên bệnh viện vẫn duy trì 40 giường bệnh, nhằm đảm bảo cấp cứu, điều trị kịp thời khi có bệnh nhân đông. Về trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho các giường bệnh nặng, nguy kịch như: máy giúp thở cao cấp, đo chức năng, máy lọc máu… bệnh viện đang xin Sở Y tế bổ sung. 

Liên quan đến vấn đề bệnh nhân nhiễm COVID-19 cần phẫu thuật các bệnh như: viêm ruột thừa, lồng ruột… bác sĩ Hà cho hay, bệnh viện đã bố trí một phòng mổ ở tòa nhà khoa Nhiệt đới, nếu trường hợp bệnh nhân nặng, cần phải mổ lớn thì buộc phải chuyển lên phòng mổ chính ở khu vực phòng mổ của bệnh viện. Sau mổ ở khu vực hồi sức, hậu phẫu đã bố trí một phòng cho bệnh nhân COVID-19 nằm theo dõi, khi nào bệnh nhân ổn mới chuyển về khoa Nhiệt đới chăm sóc, điều trị.  

Với gần 300 giường bệnh ở khoa Nhiệt đới 1, 2 và ở khoa Hồi sức tích cực chống độc, bệnh viện đã bố trí, phân công 20 bác sĩ, 50 điều dưỡng và các hộ lý, riêng khám ngoại trú bệnh viện sắp xếp, luân chuyển y, bác sĩ hợp lý.

Minh Quân

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN