Sự việc ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh khiến nhiều người lo lắng về tình trạng ngộ độc thức ăn.

Lý do gây ngộ độc thức ăn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thức ăn, trong đó có thể do nguyên liệu làm thức ăn, bao gồm vật nuôi làm thức ăn, trái cây tươi, củ quả, rau xanh… chứa vi khuẩn và ngay cả thủy hải sản nhiễm vi khuẩn, virus từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Chính vì vậy, lý do đầu tiên làm thức ăn bị nhiễm vi sinh vật là do dùng nguyên liệu nhiễm trùng, nguyên liệu sống, rau xanh, trái cây sử dụng phân hữu cơ khi nuôi trồng. Loại thực phẩm tồn trữ, bảo quản, chế biến, vận chuyển không đúng cách cũng sẽ dễ bị lây nhiễm vi sinh vật và lan tỏa độc tố.

Ngoài ra, ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra khi chúng chạm vào nguồn thức ăn bị nhiễm khác hoặc tiếp xúc với dụng cụ chế biến thực phẩm bị ô nhiễm như kệ đựng thức ăn, dao, thớt… cũng là lý do gây ngộ độc thực phẩm.

Biểu hiện và cách xử trí ngộ độc thức ăn

Tùy thuộc vào chủng loại gây ngộ độc là vi khuẩn, virus hay là ký sinh trùng và lượng chất độc đã ăn vào mà người bệnh có biểu hiện triệu chứng của bệnh. Có thể xuất hiện vài phút sau khi ăn hoặc vài ngày, vài tuần sau khi ăn phải thức ăn gây ngộ độc.

Biểu hiện ngộ độc thức ăn có thể là tiêu chảy, có khi chỉ thoáng qua rồi tự hết, cũng có khi rầm rộ, phân toàn nước hoặc có nhầy máu. Người bệnh có thể đau bụng âm ỉ, mót rặn hay quặn từng cơn. Buồn nôn và nôn, có khi kèm theo sốt cao, lạnh run, nếu kéo dài hơn 24h dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết.

Biểu hiện ngộ độc nặng là khi người bệnh có biểu hiện khát nước nhiều, khô môi, mắt trũng, da nhăn nheo, giọng nói yếu, tay chân lạnh, mạch nhanh, đau bụng nhiều, nôn ói liên tục, sốt cao kéo dài… thì nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, sốt, mệt mỏi… là những biểu hiện của ngộ độc thức ăn.

Tuy nhiên, trên thực tế mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào tác nhân gây ngộ độc, độ tuổi và cơ địa của mỗi người. Ở người cao tuổi, người bệnh mạn tính, trẻ còn quá nhỏ thì bệnh nhanh chóng tiến triển nặng, vì sức chịu đựng kém của cơ thể với tình trạng mất nước và nhiễm trùng.

Lý do khiến cho bệnh trở nên nặng nề là do tình trạng mất nước, mất các chất điện giải và tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc… sẽ khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Chính vì vậy, khi nhận biết thấy ngộ độc thức ăn cần xử trí đúng cách.

- Trước hết cần ngừng không ăn thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

- Nếu người bệnh tỉnh táo cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách cho người bệnh uống một cốc nước lọc hoặc nước pha muối (0,9%), sau đó dùng ngón tay đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày càng tốt.

Sau đó cho người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải được theo dõi, nếu có triệu chứng bất thường cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt.

Đối với trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, mất nước thì cần uống bù nước điện giải càng sớm càng tốt, nhằm bổ sung lượng đã mất và lượng theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể, để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Sau đó cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc theo dõi.

Đối với trường hợp điều trị tại nhà cần duy trì việc ăn uống trong lúc tiêu chảy, vì sẽ làm giảm nhanh các rối loạn hấp thu ruột do nhiễm trùng, rút ngắn thời gian tiêu chảy, giúp phòng tránh được suy dinh dưỡng.

Người bệnh cần ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn, nước uống chứa nhiều đường, vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy nhiều hơn.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý, do có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, vì vậy tùy từng nguyên nhân, biểu hiện mà có biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, ngay sau khi sơ cứu tạm thời cho người bị ngộ độc thức ăn, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xác định nguyên nhân gây ngộ độc và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng hơn, gây ra nhiều nguy hiểm và có thể tử vong.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Quan tâm phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ
Sự nguy hiểm của vi khuẩn Salmonella và cách phòng tránh
Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
[Infographics] Bạn có biết 5 chìa khóa thực hành quan trọng của an toàn thực phẩm?
[Video] Cảnh báo rối loạn sức khỏe tâm thần gia tăng và những hệ lụy
Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN