Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là đối với các cơ sở y tế. Những năm qua, nhiệm vụ này luôn được Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức nhằm trang bị những kiến thức phòng, điều trị bệnh và giữ gìn sức khoẻ cho cộng đồng.

ĐD.CKI Hồ Thị Yến – Trưởng Phòng điều dưỡng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết,công tác TTGDSK có vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi và nâng cao sức khỏe của người bệnh; qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Xác định được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Bệnh viện đã đẩy mạnh hoạt động TTGDSK trong bệnh viện cũng như ngoài cộng đồng.

Để công tác này đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm Phòng Công tác xã hội – Quan hệ công chúng (CTXH-QHCC) của bệnh viện đã xây dựng kế hoạch TTGDSK của từng năm, dựa theo từng chủ đề hoặc tùy vào mô hình bệnh tật. Theo đó, ngay từ đầu năm các khoa lâm sàng sẽ đăng ký các chuyên đề, Phòng CTXH-QHCC sẽ phân công lịch, thường 1 tháng sẽ tổ chức 2 buổi tại các khoa. Chuyên đề khoa đã đăng ký thì sẽ tập trung thân nhân người bệnh lại và khoa sẽ hướng dẫn, cùng với sự hỗ trợ của Phòng CTXH-QHCC. 

Một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe được tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

“Bác sĩ khám bệnh, khi đông bệnh bác sĩ sẽ không có nhiều thời gian để giải thích tường tận mọi vấn đề cho người bệnh và thân nhân người bệnh và nhiều khi thân nhân người bệnh nghe hiểu chưa rõ hoặc chưa hiểu hết các nội dung bác sỹ trao đổi. Nên việc tổ chức các buổi truyền thông theo chuyên đề như bệnh tay chân miệng, tiêu chảy…sẽ giúp bác sĩ có nhiều thời gian hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn; việc trình chiếu nội dung, hình ảnh bằng Powerpoint sẽ giúp thân nhân người bệnh hiểu rõ hơn, có cơ hội tương tác với bác sĩ nhiều hơn và cung cấp đầy đủ thông tin hơn” – ĐD Yến cho hay.

Việc tổ chức các buổi truyền thông tại bệnh viện được thực hiện từ năm 2015 tới nay. Các báo cáo viên trong buổi truyền thông là những bác sĩ được lựa chọn trong khoa, có kinh nghiệm, có trình độ, kỹ năng để truyền tải thông tin đến với người bệnh, thân nhân người bệnh một cách tốt nhất.

Ngoài việc tổ chức các buổi TTGDSK, tại các khoa lâm sàng còn tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh vào chiều thứ 6 hàng tuần. Trong những buổi này,mỗi khoa sẽ chọn một số bệnh thường gặp tại khoa để thông tin đến thân nhân người bệnh. Ngoài ra, khi tiếp nhận bệnh mới, bác sĩ và điều dưỡng đều có trách nhiệm giải thích bệnh, hướng dẫn nội quy khoa và những vấn đề về chăm sóc, theo dõi trẻ bệnh cho thân nhân người bệnh biết. Trong thời gian nằm viện, nếu có những vấn đề phát sinh khác hay tình trạng bệnh nặng lên… các bác sĩ, điều dưỡng cũng giải thích cho người bệnh, thân nhân người bệnh. Trước khi xuất viện, bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn, dặn dò người bệnh và thân nhân người bệnh về chế độ dùng thuốc, vấn đề sức khỏe cần phải theo dõi để nếu cần phải khám bệnh ngay.

Ngoài ra, bệnh viện cũng tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh cấp bệnh viện vào chiều thứ sáu của tuần cuối tháng. Trong buổi sinh hoạt, có tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về bệnh đặc thù của tháng đó, ví dụ như bệnh SXH, TCM, tiêu chảy…. Buổi sinh hoạt cũng ghi nhận các ý kiến đóng góp của thân nhân người bệnh, tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc kịp thời. 

Chị Phạm Thị Hoài (45 tuổi, ngụ ở xã Xuân Hưng, H. Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết: “Tôi có con trai điều trị bệnh tiêu chảy ở Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Trong quá trình con tôi nằm viện, tôi được bác sĩ và điều dưỡng giải thích bệnh tình của con và dặn dò cách chăm sóc, chế độ ăn uống cho con mau khỏi bệnh. Ngoài ra, tôi cũng may mắn được tham gia buổi truyền thông về cách phòng các bệnh tiêu hóa ở trẻ do bệnh viện tổ chức, qua hoạt động này tôi có thêm nhiều kiến thức để phòng bệnh cho con mình cũng như người thân trong gia đình”.

Để hoạt động truyền thông được hiệu quả, bệnh viện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giao tiếp ứng xử, lồng ghép những tình huống thực tế để nhân viên y tế có kỹ năng khi trao đổi, giải thích với người bệnh và thân nhân người bệnh. Trong năm 2023 Bệnh viện tổ chức tập huấn về giao tiếp ứng xử cho 50% nhân viên y tế và 4 buổi tập huấn tư vấn giáo dục sức khỏe có 754 lượt điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia.

“Khi nhân viên y tế được tập huấn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe thì sẽ tự tin hơn, truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu hơn đến với người bệnh, người nhà người bệnh” - ĐD Yến cho biết.

Bên cạnh các hoạt động TT-GDSK được tổ chức trong bệnh viện, trong thời gian qua bệnh viện cũng chú trọng tăng cường các thông tin trên trang website, Fanpage của bệnh viện. Bệnh viện cũng đã phối hợp với các trường học trên địa bàn TP. Biên Hòa tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn cách sơ cấp cứu ban đầu cho giáo viên để khi gặp phải các tình huống tai nạn thương tích sẽ sơ cứu đúng, góp phần cứu sống người bệnh.

“Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông – GDSK nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức cho người bệnh, người nhà người bệnh, qua đó giúp người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình được tốt hơn”, - ĐD.CKI Hồ Thị Yến cho hay.

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Phẫu thuật thành công sỏi san hô cho người bệnh tiểu đường, suy thận độ 3
Tập trung tối đa nguồn lực điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm tại huyện Trảng Bom
Tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ thể hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
Chủ tiệm bánh mì đã thanh toán hơn 580 triệu tiền viện phí cho các nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm
Phẫu thuật điều trị bàn chân khoèo miễn phí cho 2 bệnh nhi người đồng bào Xơ Đăng
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin - Giải pháp phòng bệnh cúm hiệu quả
Gần 100 công nhân phải nhập viện sau khi ăn mì quảng gà
Khai trương Trung tâm Giáo dục sức khỏe DiaB
300 học sinh xã Mã Đà được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
Cảnh báo đối tượng lừa đảo mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội
Giám sát công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng
Hội thảo chuyên đề “Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa”
Ghi nhận ca mắc bệnh ho gà đầu tiên sau 4 năm
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
'Đo huyết áp đúng - Kiểm soát huyết áp tốt - Sống khỏe'
Tiến hành loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện tại 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất
Tiếp tục phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh
BS.CKII Lưu Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế: An toàn lao động là trên hết!
Sở Y tế Đồng Nai triển khai quyết định công tác cán bộ
Phó Giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm: Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN