Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc COVID-19, nếu mắc bệnh dễ dẫn tới bệnh cảnh nặng, điều trị kéo dài, phải chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, thậm chí là tử vong do sức đề kháng giảm và thường kèm theo nhiều bệnh mạn tính.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình một người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. 

Chính vì thế, việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi là vô cùng quan trọng, đặc biệt người cao tuổi có bệnh mạn tính. Ngoài thực hiện biện pháp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế) để phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người cao tuổi cần quan tâm tới những vấn đề sau để nâng cao sức khỏe:

Dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh 

Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen… Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày. Có thể sử dụng một số gia vị/thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua… Đảm bảo ăn chín uống sôi, các khâu bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ điều trị đã hướng dẫn. 

Uống đủ nước: Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2-2,5 lít nước, ngoài nước đưa vào từ thức ăn trong bữa ăn, cần uống thêm 6 – 9 cốc (tương đương 1.200ml – 1.800ml), khi bị sốt cần uống nhiều hơn. Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ấm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc. Hạn chế những đồ uống chứa cồn như bia, rượu, đồ uống có ga…

Người cao tuổi tại phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa tiêm vắc xin COVID-19.

Ngay khi không thể ra ngoài, người cao tuổi vẫn có thể duy trì và luyện tập nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công,... Mỗi ngày nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, mang lại sức khỏe về thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng. Các bài thể dục nhẹ nhàng cho người cao tuổi như yoga, dưỡng sinh, đi bộ… 

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu, mỗi đêm cần ngủ từ 6-8 tiếng. Khi ngủ sâu, các cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và hồi phục. Luôn giữ tinh thần lạc quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lạc quan hay tình trạng căng thẳng đều có tác động không nhỏ đến hệ miễn dịch của con người, đặc biệt người cao tuổi. Trong thời điểm dịch COVID-19 người cao tuổi có thể thư giãn bằng cách nấu ăn, chăm sóc cây cối, trò chuyện cùng người trong gia đình... để giữ tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay khi đến lượt 

Người cao tuổi nếu không may mắc COVID-19 có nhiều nguy cơ diễn biến bệnh nặng, đặc biệt những người cao tuổi có bệnh mạn tính, khi mắc COVID-19 vi rút sẽ thúc đẩy các bệnh mạn tính chuyển thành đợt cấp của bệnh, khiến người bệnh dễ tử vong.

Vắc xin COVID-19 giúp hệ miễn dịch nhận biết và sẵn sàng chống lại vi rút nếu chúng xâm nhập vào cơ thể. Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ tử vong. Chính vì thế khi đến lượt được tiêm vắc xin COVID-19 cần tiêm chủng kịp thời. 

BS.Hồ Thị Hồng (CDC Đồng Nai)

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN