Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Ngay cả những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho những người dễ bị tổn thương hơn… Do đó, việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng.

Tại sao phải tiêm phòng cúm?

Tiêm vắc xin phòng cúm là rất quan trọng. Thống kê cho thấy, hàng năm virus cúm gây ra nhiều ca nhập viện, biến chứng lâu dài, thậm chí tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh đường hô hấp.

Tuy nhiên, ngay cả với những người trẻ và khỏe mạnh vẫn có nguy cơ truyền bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là những người có thể bị biến chứng nặng.

Ngoài ra, trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do cúm.

Ai nên tiêm phòng cúm?

Bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên, có bệnh nặng hay không, đều nên tiêm phòng cúm. Việc tiêm phòng cúm sẽ giúp giảm nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm, đồng thời bảo vệ những người xung quanh không bị lây cúm.

Những người từ 65 tuổi trở lên có khả năng bị suy giảm miễn dịch sớm hơn so với những người dưới 65 tuổi. Do đó, có thể cân nhắc sử dụng một loại vắc xin cúm hiệu lực cao hơn. Tuy nhiên, cũng cần thảo luận với bác sĩ xem có cần thiết để tiêm loại vắc xin này hay không.

Tiêm vắc xin phòng cúm cho người lớn và trẻ em tại CDC Đồng Nai.

Ai không nên tiêm?

Những người không nên tiêm phòng cúm:

Có phản ứng dị ứng với vắc xin cúm trước đó.

Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin cúm. 

Mắc phải một biến chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré do vắc xin cúm.

Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng cúm.

Tiêm vắc xin phòng cúm có bị cúm?

Tiêm phòng cúm bảo vệ bạn không bị mắc cúm, vì vắc xin cúm chứa một phiên bản không hoạt động của virus cúm mà hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể nhận ra và ngay lập tức sẽ tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tiêm phòng cúm rồi vẫn bị mắc do vắc xin chưa đủ thời gian tác động, chủng cúm mắc phải không có trong vắc xin...

Sau tiêm vắc xin phòng cúm, có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu trong vài ngày hoặc đau ở chỗ tiêm.

Thời điểm nào nên tiêm phòng cúm?

Mùa cúm cao điểm nhất thường gặp vào mùa thu và mùa đông, vì vậy mọi người thường tiêm phòng cúm vào giữa tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên, virus cúm có quanh năm, do đó, tiêm vaccine phòng cúm bất kỳ lúc nào có thể.

Có thể bị cúm ngay cả khi bạn đã tiêm phòng cúm?

Tiêm vắc xin cúm không hẳn giúp bạn không nhiễm cúm mà mục tiêu của vaccine cúm là đảm bảo không bị biến chứng nặng hơn (như nhập viện, tử vong, tràn dịch phổi thứ phát…) nếu mắc cúm.

Đồng thời, việc tiêm phòng cúm có thể bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh cúm.

Có thể tiêm phòng cúm và vắc xin phòng COVID-19 cùng lúc?

Việc tiêm cả hai loại vắc xin phòng cúm và phòng COVID-19 là có thể chấp nhận và an toàn. Trên thực tế, một số công ty hiện đang nghiên cứu kết hợp hai loại vắc xin này thành một mũi tiêm. Vì vậy, đây có thể là vắc xin kết hợp cúm và COVID-19 trong tương lai. 

Có thể bị nhiễm COVID-19 và bệnh cúm cùng một lúc không?

Nhiễm đồng thời cúm và COVID-19 (được gọi là "flurona") mặc dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra. Thống kê cho thấy, có nhiều người bị cả COVID-19 và cúm. Đó là lý do tại sao nên tiêm vaccine phòng cúm và vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ nhỏ...

Có nên tiêm phòng cúm liều thứ hai nếu mùa cúm kéo dài?

Thông thường, một mũi tiêm phòng cúm mỗi mùa là đủ bảo vệ cơ thể đến mùa cúm tiếp theo. Tuy nhiên, một số người bị suy giảm miễn dịch, như bệnh nhân ung thư đang điều trị hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch, có thể cần tiêm phòng cúm thứ hai sau 6 tháng. Việc có cần tiêm mũi phòng cúm tăng cường hay không cần có ý kiến của bác sĩ.

N.Ngọc
(Theo everydayhealth.com, 20/9/2022)
Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Phòng tránh các bệnh về mắt hay gặp ở trẻ em
Bệnh viêm tuyến Bartholin - Nguyên nhân và cách điều trị
Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN