Suy giãn tĩnh mạch (SGTM) là căn bệnh phổ biến đối với đôi chân. Bệnh chủ yếu tập trung ở những người trong độ tuổi lao động như: ngồi liên tục trong thời gian dài, đứng nhiều, phụ nữ mang thai, béo phì… Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ảnh hướng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Bệnh do yếu tố nghề nghiệp

Do tính chất công việc phải đứng nhiều, nên 3 năm trở lại đây anh anh N. V. C. (32 tuổi, ở phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa) thường xuất hiện những cơn căng tức, tê ở chân có cảm giác như kiến bò, tối ngủ thi thoảng bị chuột rút. Anh đã đi khám nhiều nơi, uống thuốc và mang vớ áp lực nhưng bệnh vẫn không cải thiện. Ngày 15-2, anh đến Bệnh viện ĐK Đồng Nai khám, tại đây các bác sĩ chẩn đoán anh bị SGTM giai đoạn 4 (thay đổi màu da, các búi tĩnh mạch nỗi ngoằn ngoèo trên da) và cần nhập viện phẫu thuật điều trị.   

BS Nguyễn Ngọc Hoa Quỳnh, Khoa Ngoại lồng ngực – Tim mạch Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, bệnh SGTM có 6 giai đoạn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Nếu ở các giai đoạn nhẹ chỉ cần uống thuốc, mang vớ áp lực và thay đổi lối sống bệnh có thể cải thiện. Còn từ giai đoạn 3 trở đi, khi bệnh nhân có dấu hiệu phù chân, chuyển đổi màu da, loét… phải can thiệp phẫu thuật để điều trị. 

Bệnh nhân C. đang được bác sĩ kiểm tra để chuẩn bị phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Đối với trường hợp của bệnh nhân C. do bị ở giai đoạn 4, màu sắc da đã thay đổi và sắp có hiện tượng loét, nên bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị. Để điều trị các bác sĩ sẽ tiến hành đốt Laze tĩnh mạch hiển, đồng thời rạch da và bóc các búi tĩnh mạch nông bị giãn cho bệnh nhân.  

“Phần lớn bệnh nhân vào đây khám, điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ yếu do nghề nghiệp công việc đang làm. Không riêng gì bệnh nhân C. mà tất cả những bệnh nhân khác, sau khi phẫu thuật điều trị thành công nếu vẫn duy trì chế độ làm việc cũ mà không tập luyện đôi chân bệnh vẫn có thể tái lại. Do đó, sau khi phẫu thuật xong ngoài việc duy trì uống thuốc và đeo vớ áp lực trong vòng vài tuần đến 1 tháng, bệnh nhân cần cải thiện môi trường nơi làm việc, tập luyện thể dục hợp lý” – BS Quỳnh lưu ý.  

Luyện tập thể dục phòng tránh bệnh SGTM 

BS Quỳnh cho hay, SGTM là tình trạng suy giảm chức năng dẫn đến ứ trệ máu của hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Bệnh không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có yếu tố nguy cơ như: di truyền trong gia đình có người tùng bị thì những người khác vẫn có thể bị; điển hình hơn bệnh do yếu tố nghề nghiệp (công nhân thợ may, nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều trong thời gian dài, đứng nhiều, làm những công việc quá nặng dồn trọng lượng xuống chân…).  

Biểu hiện thường thấy nhất đó là chân có cảm giác nặng hơn khi đi lại, chân phù hơn vào buổi chiều, căng tức, khó chịu, tê như kiến bò, chuột rút về đêm. Còn nặng hơn khi các tĩnh mạch nổi lên trên da, thay đổi màu sắc da và loét. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng sẽ ảnh hướng đến công việc như mất tập trung khi làm việc, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, nhiễm trùng nếu loét da và mất thẩm mỹ.  

Theo BS Quỳnh, trung bình một tuần có khoảng 100 bệnh nhân SGTM đến khám, trong đó có đến 2 bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn 3 trở lên phải nhập viện điều trị. Ngoài ra, thi thoảng khoa tiếp nhận những bệnh nhân đến trong tình trạng loét chân đã chảy nước, điều trị khó hơn. Vì vậy khi có những dấu hiệu trên bệnh nhân không chủ quan mà nên đến bệnh viện kiểm tra, khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. 

Để phòng tránh SGTM, BS Quỳnh khuyến cáo nên tránh đứng lâu, đứng nhiều một chỗ, tranh thủ tập vận động chân lúc rảnh rỗi, nhằm giúp kích hoạt cơ chân để mạch máu đỡ bị ứ trệ. Khi ngủ kê 2 chân cao bằng một chiếc gối có độ dày vừa phải để máu lưu thông được dễ dàng. Với những người có cân nặng hay béo phì nên giảm cân và tập thể dục để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, nên ăn những thức ăn nhiều Vitamin (rau, củ, trái cây) để làm cho thành mạch máu được bền, dẻo và dai…

Sao Mai 

Share with friends

Bài liên quan

Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng bệnh tăng huyết áp
Bệnh máu khó đông và cách phòng tránh
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi
Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa
[Toạ đàm] Làm thế nào để thận không bị sỏi?
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh suy thận
Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư 4/2: Phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Không chủ quan với bệnh rối loạn mỡ máu
Người bệnh mạn tính: Vui tết không quên dùng thuốc
Các yếu tố nguy cơ chính và biện pháp phòng ung thư gan
Ung thư đại tràng – phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao
[Tọa đàm] Cần làm gì để thận luôn khoẻ mạnh?
Không chủ quan với thủng loét dạ dày, tá tràng ở trẻ
[Tọa đàm] Bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim trước vài ngày
Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11: [Toạ đàm] Ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài cơn đau thắt ngực, 4 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp ai cũng nên biết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN