Đó là chủ đề của Kế hoạch Truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 vừa được Sở Y tế Đồng Nai ban hành ngày 11-8-2021, thời gian triển khai từ tháng 8-2021 đến tháng 4-2022.
Theo đó, Kế hoạch Truyền thông Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tập trung một số nội dung như: Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Tuyên truyền vận động người dân ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân sử dụng ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” để quản lý hoạt động tiêm chủng cá nhân; đi tiêm chủng khi đến lượt; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam.
Tuyên truyền những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế trong đàm phán, mua và cung ứng vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng vắc xin của Chiến dịch, hướng tới mục tiêu trên 70% dân số Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết quý I/2022, đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại bình thường; Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08-7-2021 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 – 2022, chú trọng các nội dung: Hiệu quả của tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch COVID-19; theo dõi các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, theo dõi và xử lý kịp thời các phản ứng nặng, nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin; cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về triển khai Chiến dịch trên địa bàn tỉnh, các kết quả đạt được, các thông điệp, khuyến cáo đến người dân và cộng đồng về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn; khuyến cáo thực hiện Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19 cùng với triển khai tiêm vắc xin…

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người lao động tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền về các loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong Chiến dịch tiêm chủng; hiệu quả phòng dịch, bệnh COVID-19, liệu trình tiêm, các khuyến cáo về đối tượng tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của từng loại vắc xin.
Tuyên truyền về những nỗ lực, tạo điều kiện để các loại vắc xin đang được nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam sớm được sản xuất và phê duyệt nhằm phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong nước; cũng như đẩy nhanh việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật để sản xuất vắc xin nước ngoài tại Việt Nam, góp phần tạo nên an ninh vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam.
Truyền thông về sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức... trong triển khai Chiến dịch, kết quả tiêm chủng trên toàn tỉnh; Tuyên truyền nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, chiến dịch đã đề cập đến theo dõi và xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan đến mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 thông qua việc chủ động thu thập thông tin, lắng nghe dư luận và mạng xã hội để phát hiện, xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến mua, sử dụng và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cũng như các phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Cung cấp kịp thời, minh bạch, chính xác các thông tin về kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 để phản bác các tin giả, tin đồn… Xây dựng đường dây nóng tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc kịp thời của người dân cũng như ưu tiên dùng mọi hình thức truyền thông và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Youtube để truyền tải mọi thông tin về chiến dịch; xây dựng các hình thức tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua băng rôn, áp phích, tờ rơi.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã xây dựng bộ tài liệu truyền thông vắc xin phòng COVID-19 và thông điệp 5K để các địa phương chủ động trong việc tuyên truyền và biên tập phù hợp với tình hình thực tế qua 2 đường link:
https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61grRw2dJqjAsJoGsYyQ?e=EyOUnx
http://https//1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61gcEtcP160Tu-9ukXAQ?e=t3qXYz.
Kim Thùy (Chi cục Dân số-KHHGĐ Đồng Nai)