Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, sức khỏe cho mỗi công dân, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái.  

Tình trạng nạo phá thai còn cao

Theo báo cáo "Tình trạng dân số thế giới 2022" do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố, mỗi năm, gần một nửa số trường hợp mang thai trên thế giới, tương đương 121 triệu ca là mang thai ngoài ý muốn. Trong số đó, 61% được giải quyết bằng phá thai, tương đương với 73 triệu ca phá thai mỗi năm và ước tính khoảng 45% số ca phá thai là không an toàn, chiếm 5-13% số ca tử vong mẹ. 

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê Bộ Y tế được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương (số liệu này chưa thu thập hết các trường hợp phá thai ở các cơ sở y tế tư nhân), những năm gần đây, nước ta ghi nhận khoảng 200.000-250.000 ca phá thai mỗi năm.

Việc phá thai nhiều lần hoặc phá thai không an toàn tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe người phụ nữ. Khi phá thai có thể gặp phải các tai biến rất nặng nề như chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung… Đặc biệt, ngay cả với trường hợp phá thai an toàn, nguy cơ vô sinh thứ phát cũng rất cao.

BS.Đinh Thành Nam – nhân viên Trạm Y tế Cẩm Đường, huyện Long Thành tư vấn các biện pháp tránh thai cho người dân.

Mặt khác, việc nạo phá thai còn gây những hậu quả rất nặng nề về tâm lý, gây tổn thương rất lớn đối với người phụ nữ. Nhiều người có mặc cảm về hành vi tự loại bỏ con mình. Những ám ảnh tội lỗi gây nên sự sợ hãi, hoang mang thậm chí dẫn đến trầm cảm. Những nguy cơ về sức khỏe này cũng là yếu tố nguy cơ gia tăng thêm các gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và cả xã hội.

Lợi ích của kế hoạch hóa gia đình

Thực hiện KHHGĐ mang lại những lợi ích về sức khỏe đối với bà mẹ và trẻ em như tránh được những hao tổn về sức khỏe của bà mẹ do phải thường xuyên mang thai, đẻ nhiều, đẻ dày; có thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, chuẩn bị tốt sức khỏe cho lần mang thai tiếp theo. Khoảng cách giữa hai lần sinh thưa giúp người mẹ có điều kiện chăm sóc con hơn. Từ đó trẻ được chăm sóc tốt hơn, giảm được tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ. 

Thực hiện KHHGĐ giúp mỗi gia đình kiểm soát số con cho phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của gia đình.

Bên cạnh đó, KHHGĐ còn có quan hệ mật thiết với sự thịnh vượng của từng gia đình, từng quốc gia và của toàn cầu. Khi bản thân người phụ nữ có thể tự quyết định các vấn đề về KHHGĐ, họ có thể tự đưa ra các quyết định tốt hơn cho cuộc sống của chính mình. Họ có thể tham gia và hoàn thành các bậc học cao hơn, có thể tìm và giữ được các công việc tốt hơn, có thể đóng góp nhiều hơn cho gia đình, cho quốc gia và góp phần tạo nên sự thịnh vượng trên toàn cầu. Khi phụ nữ độc lập hơn về mặt tài chính, con cái của họ sẽ có điều kiện học hành tốt hơn và những lợi ích sẽ tiếp tục kéo dài đối với nhiều thế hệ sau này. 

Biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình

Các biện pháp tránh thai là một trong những biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất để thực hiện KHHGĐ.

Dưới đây là một số biện pháp tránh thai hiện đại với ưu điểm, nhược điểm của từng biện pháp để các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có thể lựa chọn một hình thức tránh thai phù hợp cho mình.

Que cấy tránh thai: đây là biện pháp đứng đầu với tỷ lệ hiệu quả tránh thai lên tới 99.95%. Que cấy, chỉ chứa hormone progestin, là một dụng cụ nhỏ gọn, mềm dẻo, được cấy dưới da ở mặt trong cánh tay, mang lại sự tiện lợi và kín đáo cho người sử dụng. Khi có kế hoạch sinh em bé trở lại, chị em vẫn có thể mang thai sau khi gỡ que cấy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng que cấy tránh thai, một số phụ nữ bị rong kinh trong vòng một năm đầu tiên.

Đặt vòng tránh thai: với hai loại chính là vòng tránh thai chứa nội tiết và vòng tránh thai chứa đồng, loại này có hiệu quả lần lượt là 99.8% và 99.2%. Cả hai đều có hình chữ T và được đặt trực tiếp vào tử cung, cung cấp một giải pháp tránh thai lâu dài và ổn định. Tuy nhiên nhược điểm của vòng tránh thai chữ T là có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới.

Bao cao su: đây là biện pháp giúp phòng tránh thai đồng thời phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS. Tuy nhiên mỗi bao cao su chỉ dùng được một lần khi giao hợp; có thể rách, vỡ bao khi giao hợp.

Triệt sản: là phương pháp mang lại hiệu quả vĩnh viễn, với tỷ lệ thành công là 99.5% đối với phụ nữ và 99.85% đối với nam giới. Triệt sản ở phụ nữ thường liên quan đến việc thắt ống dẫn trứng, trong khi ở nam giới là thắt ống dẫn tinh. Đây là một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn, chỉ nên lựa chọn triệt sản nếu vợ chồng không có kế hoạch sinh thêm con trong tương lai.

Ngoài ra còn có các biện pháp tránh thai khác như thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, cho bú vô kinh, … nhưng ngoài biện pháp sử dụng bao cao su, các biện pháp khác đều không thể ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS. 

KHHGĐ là trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng – hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn!

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh đau cổ vai gáy và cách phòng ngừa
[Video] Vì sao phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều?
[Video] Vi khuẩn HP nguy hiểm như thế nào?
Không chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ: Bé khỏe, mẹ vui
Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN