Thực phẩm chứa calo rỗng thường thơm ngon và đầy quyến rũ. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng ngoài khả năng dễ bị tăng cân thì còn có nguy cơ bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng và một số bệnh khác. 

BS Trần Thị Ngần – Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) cho biết: Calo - là đơn vị của năng lượng trong dinh dưỡng. Calo đề cập đến năng lượng mà mọi người nhận được từ thức ăn và đồ uống mà con người tiêu thụ, năng lượng sẽ được sử dụng cho chuyển hoá cơ bản của cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá) và cho các hoạt động thể chất. “Rỗng” theo nghĩa đen có nghĩa là không có gì. Do đó, các thực phẩm được coi là calo rỗng khi những thực phẩm đó chỉ cung cấp năng lượng mà chứa ít hoặc không chứa vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các thực phẩm này ngoài việc cung cấp năng lượng ra không có giá trị gì khác cho cơ thể, có thể dẫn đến tăng cân và thiếu hụt dinh dưỡng. 

Một số thực phẩm và đồ uống có calo rỗng như thức ăn nhanh, khoai tây chiên, bánh quy giòn; đồ ăn nhẹ đông lạnh đóng gói, nước ngọt, bánh kẹo, rượu bia…

“Hầu hết những thức ăn này rất bắt mắt, dễ gặp, dễ bảo quản, có ở các cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng thức ăn nhanh. Quan trọng nhất nó có những mùi vị rất dễ gây cảm giác ngon miệng, hấp dẫn đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em và giới trẻ”- BS Ngần nói. 

Cần hạn chế các loại đồ uống tăng lực, nước ngọt để hạn chế hấp thụ calo rỗng. Ảnh minh hoạ

Thành phần của các thực phẩm calo rỗng thường nhiều đường tự do, chất béo xấu, cung cấp nhiều năng lượng, tuy nhiên sẽ thiếu đi lượng chất xơ, chất béo tốt, lượng chất đạm cần thiết cho quá trình tạo hình, phát triển, đáp ứng miễn dịch, và các hoạt động chuyển hoá khác của cơ thể.

Đồ ăn calo rỗng hầu hết không có lợi cho sức khoẻ con người. Đối với trẻ em có thể gây tình trạng thừa cân, béo phì, làm giảm đi cơ hội tiêu thụ những thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thiếu đi những chất dinh dưỡng cơ bản cho quá trình tạo hình và phát triển. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ xương răng, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hoá khác về lâu dài. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do các loại thức ăn nhanh, bánh ngọt có độ kết dính và hàm lượng đường cao. Do đó khi ăn xong dễ bị dính ở răng, nếu không được vệ sinh kỹ rất dễ tăng khả năng sâu răng. Nước ngọt có ga cũng làm tăng khả năng sâu răng do làm mòn men răng.

Đối với người lớn: Khi ăn các thực phẩm này, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu và huyết áp, cũng như làm tăng tình trạng viêm, làm cho cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Còn về lâu dài, chế độ ăn nhiều thức ăn loại này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, miễn dịch, viêm nhiễm, sức khỏe tim mạch, béo phì, v.v.

Để hạn chế sự hấp thụ calo rỗng đặc biệt là ở trẻ em, mỗi bậc phụ huynh cần cho trẻ hiểu được tác hại của thực phẩm calo rỗng, cũng như những thực phẩm có lợi cho trẻ qua nhiều hình thức như giáo dục dinh dưỡng tại gia đình, tại nhà trường.  

“Nhà trường cũng cần phải xây dựng và thực hiện các thực đơn ăn uống lành mạnh trong các chương trình bữa ăn học đường. Tại gia đình, không mua và lưu trữ sẵn những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ. Cần có các chính sách về hạn chế quảng cáo, tiếp thị các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe tại trường học và thậm chí các khu vực xung quanh trường học. Thay thế thực phẩm calo rỗng bằng thực phẩm lành mạnh khác có nguồn chất đạm lành mạnh bao gồm: cá, đậu, rau, các loại hạt…; tăng cường trái cây, lưu ý nên dùng trái cây nguyên thay vì dùng các loại nước ép để tăng cường chất xơ thực vật; Rau tươi hoặc rau đông lạnh như cà rốt, rau lá xanh, bông cải xanh, củ cải đường; Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: Bánh mì nguyên cám, gạo lứt, mì ống nguyên hạt; Sữa bao gồm: Sữa ít béo, pho mát và sữa chua” - BS Ngần khuyến cáo. 

Mai Liên (ghi)

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN