Bộ Y tế vừa có chỉ đạo khẩn đến các tỉnh, thành trong cả nước về tăng cường phòng, chống bệnh dại trước tình trạng tại nhiều địa phương có tình trạng gia tăng nguy cơ bùng phát các ổ dịch bệnh dại, cũng như báo động về số ca tử vong do chó dại cắn. Riêng tại Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 7 ổ dịch dại với 16 trường hợp người bị chó cắn.

Dịch dại tiếp tục lây lan tại các địa phương

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai), tính từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 7 ổ dịch dại xảy ra ở các địa phương: Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Long Thành. Cùng với đó, có 16 người bị chó dại cắn, chưa ghi nhận ca tử vong. Đến nay, các ổ dịch đã được xử lý và những người bị chó dại cắn cũng đã được chích vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại. 

Theo BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai, hiện nay, mầm bệnh dại hiện đã lây lan rộng trên đàn chó ở nhiều địa phương, trong khi đó, nguy cơ bỏ sót mầm bệnh trong rà soát, truy vết còn cao vì có những trường hợp không xác định được chủ của con chó bị dại. Điển hình là trường hợp ngày 12-3-2024, một con chó vô chủ đã chạy vào chùa Viên Quang (thuộc TT Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu) và cắn vào chân bà L.T.T. Kết quả xét nghiệm mẫu cho thấy, con chó dương tính với vi rút dại. Hay mới đây là trường hợp 2 người trong một gia đình ở tổ 8, ấp 4, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất bị một con chó dại hoang lao vào nhà cắn. Việc không xác định được chủ nhân của những con chó bị dại sẽ không xác định được nguồn gốc của mầm bệnh dại từ đâu đến, là tại địa phương hay từ nơi khác đến để truy vết và xử lý triệt để ổ dịch, gây khó khăn trong công tác kiểm soát và ngăn chặn dịch dại lây lan. 

Người dân chích ngừa vắc xin phòng dại tại CDC Đồng Nai.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có gần 140 ngàn con chó được nuôi trong dân, trong đó 2/3 tổng đàn được nuôi ở các vùng nông thôn. Khoảng 51% tổng đàn chó được tiêm vaccine phòng bệnh dại. Tuy nhiên, theo BS Phúc, qua thực tế điều tra dịch tễ tại những ổ dịch, tỷ lệ đàn chó được chích ngừa vắc xin phòng dại ở khu vực đó chỉ mới đạt tỷ lệ chưa tới 20%. Trong khi đó, để tạo ra được miễn dịch cộng đồng thì tỷ lệ bao phủ vắc xin dại trên động vật phải từ 75% trở lên. Do đó, một trong những giải pháp căn cơ nhất để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh dại tiếp tục lây lan là bao phủ vắc xin chích ngừa trên đàn chó, mèo nuôi. Song song đó, cần tăng cường công tác quản lý đàn chó mèo, sớm triển khai bắt chó thả rông trên diện rộng. 

Cần tăng cường công tác phòng chống dịch dại

Riêng 3 tháng đầu năm 2024, cả nước đã ghi nhận 24 ca tử vong do bệnh dại (tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái). Trước nguy cơ bùng phát các ổ dịch bệnh dại tại các địa phương, Bộ Y tế cũng vừa có chỉ đạo khẩn đến các tỉnh, thành trong cả nước về tăng cường phòng, chống bệnh dại. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 16/12/ 2022 về Phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. 

Ngày 27/3/2024, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành với sự tham gia của 63 tỉnh thành trong cả nước về “Tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể nhằm kiểm soát và phòng chống các bệnh lây lan từ động vật sang người, nhất là bệnh dại.

Theo mục tiêu nêu tại Kế hoạch 265/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 16-12-2022 về phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030, đối với phường, thị trấn, quản lý 95% số hộ và số chó, mèo nuôi; tỷ lệ tiêm vaccine ngừa bệnh dại phải đạt đến 90%. Đối với các xã, quản lý 80% số hộ và số chó, mèo nuôi; tỷ lệ tiêm vắc xin ngừa bệnh dại đạt trên 75%. 100% số huyện, thành phố giám sát được chó, mèo nghi nhờ mắc bệnh dại.

Để công tác phòng chống dịch dại có hiệu quả, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch dại bằng cách chủ động chích ngừa cho đàn chó, mèo nuôi; không thả rong chó, mèo; khi đưa chó, mèo ra ngoài cần có rọ mõm. Khi bị chó mèo cắn, cần báo cơ quan chức năng theo dõi và đi chích ngừa vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại đầy đủ. 

Bác sĩ Phan Văn Phúc cũng cho biết thêm, trước đây, người dân bị chó cắn phải lên Bệnh viện Nhiệt đới (T.P Hồ Chí Minh) để chích huyết thanh kháng dại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch dại đang có xu hướng tăng nên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cũng đã triển khai chích ngừa huyết thanh kháng dại trở lại để đáp ứng nhu cầu người dân và tăng cường công tác phòng chống dịch dại. 

Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN