Thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai - 2 đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng, viêm áp xe vùng mũi do tự ý nặn mụn tại nhà. Do đó, bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy mụn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau, đặc biệt là vùng giữa mặt, vùng mũi thì người dân không nên tự ý nặn để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng, hoại tử sụn mũi do tự ý nặn mụn

Điển hình trường hợp bệnh L.V.T. (sinh năm 1984, ngụ H. Trảng Bom) đã dùng tay nặn mụn dẫn đến viêm áp xe vùng mũi, hoại tử sụn, sưng phù vùng mũi má, sưng phù mí mắt.

Trước khi nhập viện khoảng một tuần, anh T. thấy trên mũi nổi 1 cái mụn kèm ngứa, anh T. tự lấy tay nặn mụn và mua thuốc uống. Sau 3 ngày uống thuốc không đỡ, anh thấy mặt có dấu hiệu sưng phù, mụn mủ căng nhiều và nhức, lan toàn bộ tháp mũi và vùng mặt phải. Anh đã đến cơ sở y tế gần nhà điều trị 3 ngày tiếp theo, tuy nhiên, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại mặt và mí mắt sưng nhiều hơn. Lo lắng cho khuôn mặt của mình, anh T. đã đến phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đồng Nai -2 thăm khám. 

Qua thăm khám, bác sĩ thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng vùng mũi má, tháp mũi bị viêm loét, có 3 lỗ rò mủ, da tháp mũi và xung quanh bầm tím, sưng căng vùng mũi má bên phải và mí mắt. Kết quả chẩn đoán, bệnh nhân T. bị viêm áp xe tháp mũi lan vùng mũi má, hoại tử sụn, viêm mô tế bào vùng mặt. 

Bác sĩ điều trị viêm áp xe vùng mũi, hoại tử sụn mũi cho bệnh nhân T.

BS.CKI Nguyễn Đăng Lộng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đồng Nai -2 cho biết, để điều trị cho bệnh nhân T., bác sĩ đã rạch dẫn lưu mủ, súc rửa ổ mủ (lượng mủ lấy ra khoảng 5ml/ngày), vệ sinh vùng da tổn thương mỗi ngày. Song song với dẫn lưu, làm sạch vết thương, bệnh nhân được điều trị kháng sinh kết hợp liều cao. Tuy nhiên, trong những ngày đầu điều trị bệnh nhân không tiến triển, xuất hiện tình trạng kháng kháng sinh, bác sĩ phải đổi thuốc và cho cấy mủ làm kháng sinh đồ. Kết quả, bệnh nhân bị vi khuẩn tụ cầu gây áp xe kháng nhiều loại thuốc. Sau khi đánh giá lại và sử dụng phác đồ kháng sinh phù hợp, bệnh nhân T. đã có tiến triển tốt. Sau 7 ngày điều trị, tình trạng bệnh thuyên giảm, hết mủ, hết sưng viêm vùng mặt, vùng da tổn thương tháp mũi đã hồng hào trở lại và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

“Ngoài điều trị cho bệnh nhân T., chúng tôi cũng đang điều trị cho 2 bệnh nhân tự nặn mụn dẫn đến bị viêm áp xe mũi. Trong đó, một bệnh nhân bị nhọt tiền đình mũi, gây áp xe cánh mũi trái, bệnh nhân còn lại bị áp xe cánh mũi phải và áp xe vách ngăn mũi. Cả hai bệnh nhân phải rạch dẫn lưu áp xe, rữa ổ mủ hàng ngày và dùng kháng sinh kết hợp. Sau điều trị cho thấy cả hai bệnh nhân đều đang tiến triển tốt” – BS Lộng nói.

Không tự ý nặn mụn

Bác sĩ Lộng cho biết, nhiều người bệnh còn quá chủ quan, nặn mụn không đúng cách và uống thuốc không theo toa của bác sĩ, điều này dẫn đến khối áp xe lan toản khá phức tạp. 

Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự nặn mụn nếu thấy mụn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ và đau, đặc biệt là vùng giữa mặt, vùng mũi. Nếu tự nặn mụn khi mụn chưa gom (chưa già) cùng với bàn tay không sạch sẽ đối diện nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể viêm, áp xe tại chỗ, trường hợp nặng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang trong não, dẫn đến hôn mê và tử vong (vì vùng này có nhiều mạch máu thông với các mạch máu xoang hang vùng sọ não).

“Khi nổi mụn nhọt ở vùng mặt, nếu thấy sưng, nóng, đỏ, đau, gây phù nề vùng mô lân cận,… người bệnh cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng. Đặc biệt, không nên tự mua thuốc kháng sinh để về điều trị. Ngoài ra, để giảm bớt nguy cơ nổi nhọt, hạn chế cho vi khuẩn tiếp xúc với da, cần vệ sinh da sạch sẽ và thường xuyên. Không nên tự ý nặn mụn khi còn sưng đau, hạn chế đưa tay lên mặt” – bác sĩ Lộng khuyến cáo.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh đau cổ vai gáy và cách phòng ngừa
[Video] Vì sao phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều?
[Video] Vi khuẩn HP nguy hiểm như thế nào?
Không chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ: Bé khỏe, mẹ vui

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN