Hội chứng ống trụ hay còn gọi là hội chứng kênh Guyon (Guyon’s cannal syndrome) là hội chứng có chèn ép dây thần kinh trụ ở cổ tay dẫn đến các biểu hiện ngón áp út và ngón út có cảm giác tê, làm cho bàn tay giảm vận động, giảm khả năng linh hoạt, teo cơ, đau đớn...

Không giống như hội chứng ống cổ tay, teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon ít phổ biến hơn nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị phù hợp cho người bệnh thì bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng của bàn tay, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

BS.CKI Nguyễn Đức Chúc, Phó khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai cho biết, dây thần kinh trụ là một dây thần kinh chạy dài theo xương cánh tay sang xương trụ đi vào kênh Guyon. Kênh Guyon là một kênh chạy dọc mép dưới của bàn tay về phía ngón út của bàn tay. Sau đó chia thành 2 nhánh: nhánh nông chi phối cho cảm giác cơ gan tay ngắn sẽ chi phối cảm giác ngón IV, V, nhánh sâu chi phối vận động ô mô út, các cơ giun, cơ liên cốt mu tay, gan tay và nhánh tận cùng chi phối cho cơ liên cốt mu tay I. 

Khi dây thần kinh trụ bị chèn ép tại kênh Guyon sẽ gây ra các biểu hiện tê tay và teo cơ trên lâm sàng tùy theo vị trí bị chèn ép. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng kênh Guyon là do chấn thương vùng cổ tay, người phải vận động cổ tay thường xuyên hoặc gan tay bị đè ép nhiều. Ngoài ra, người bệnh có thể bị teo cơ bàn tay do hội chứng kênh Guyon do các bệnh lý xương khớp ở cổ tay, hạch chèn ép hoặc bệnh lý mạch máu…

Dây thần kinh trụ ở cổ tay nếu bị chèn ép sẽ làm giảm khả năng linh hoạt, teo cơ, đau đớn.

Triệu chứng của hội chứng ống trụ tùy vào vị trí chèn ép mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, các biểu hiện bao gồm: Trường hợp chèn ép dây trụ, bệnh nhân bị giảm cảm giác ở ngón V và nửa ngón IV, yếu và teo các cơ ô mô út và liên cốt, không giảm cảm giác mu tay, có thể có dấu hiệu bàn tay vuốt trụ nếu chèn ép nhiều. Trường hợp nhánh sâu của dây trụ bị chèn ép ở gần cuối kênh Guyon, sát với móc của xương móc. Cảm giác bình thường, cử động bàn tay giảm độ khéo léo và không thể dạng các ngón tay. Có thể có triệu chứng bàn tay vuốt trụ nếu bệnh nặng. Đây là trường hợp thường gặp nhất. Trường hợp chỉ tổn thương nhánh nông của dây trụ, vị trí ở chỗ gần hết kênh Guyon. Giảm cảm giác các ngón 4 và 5.

“Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác châm chích và tê dọc theo đường đi của dây thần kinh trụ trên cẳng tay và bàn tay. Những cảm giác và cơn đau có thể xảy ra ở khuỷu tay, cẳng tay, bàn tay, hoặc ngón tay. Tê và nhói thường cảm thấy nhiều nhất ở ngón áp út và ngón út” - BS Chúc cho biết thêm.

Chấn đoán và điều trị hội chứng ống trụ

Theo bác sĩ Chúc, việc chẩn đoán hội chứng ống trụ chủ yếu dựa vào việc thăm khám lâm sàng thần kinh, chẩn đoán điện cơ để giúp xác định khu vực tổn thương, đánh giá mức độ bệnh và theo dõi việc điều trị. Chụp X quang xương cổ bàn tay, siêu âm gân cơ khớp, chụp MRI….trong trường hợp cần thiết.

Điều trị hội chứng ống trụ bao gồm điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn trong trường hợp nhẹ, với phương pháp này người bệnh sẽ được bất động cổ tay, cố định cổ tay ở tư thế chức năng kết hợp tập vật lý trị liệu, sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm, tiêm steroid tại chỗ. Thông thường các triệu chứng cải thiện dần sau 4 đến 6 tuần điều trị. Với trường hợp điều trị bảo tồn không cho hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật để giải phóng chèn ép của dây thần kinh trụ ở cổ tay, phương pháp này thường mang lại hiệu quả trong khoảng 60 – 95% các trường hợp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật teo cơ bàn tay có thể gây ra biến chứng như tăng cảm lòng bàn tay, tê bì tay lâu ngày hoặc nhiễm trùng.

Bác sĩ Chúc khuyến cáo, bất kì ai khi gặp vấn đề về tê bì, giảm cảm giác cổ bàn tay, yếu cơ lực bàn tay phải thăm khám càng sớm càng tốt tại cơ sở y tế chuyên khoa. Để càng lâu, khi triệu chứng tê bì lâu ngày, gây nên teo cơ bàn tay, khả năng phục hồi rất khó khăn. 

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN