Bệnh Mác-bớc (Marburg) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Mác-bớc gây ra. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.

Bệnh Mác-bớc có khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao 

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ cuối tháng 9/2024 Ru-an-đa (Rwanda) đã lần đầu tiên ghi nhận trường hợp bệnh Mác-bớc tại nước này. Đến 10/10/2024, đã ghi nhận tổng số 58 trường hợp mắc, trong đó có 13 trường hợp tử vong tại 07 trong số 30 quận của nước này, khoảng 70% trường hợp bệnh là nhân viên y tế. 

Bệnh Mác-bớc là bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao tới 50% và có thể lên tới 88%. Đến nay, bệnh chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu, hiện bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam. Một số quốc gia như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã tăng cường các biện pháp y tế tại cửa khẩu nhằm kiểm soát dịch bệnh Mác-bớc xâm nhập. 

Để chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát dịch bệnh Mác-bớc xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi các Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế. Theo đó, các đơn vị này cần: 

Cập nhật thông tin về các quốc gia/vùng lãnh thổ đang ghi nhận trường hợp bệnh Mác-bớc để tăng cường, chủ động giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch y tế từ các khu vực này nhập cảnh, quá cảnh, nhập khẩu qua các cửa khẩu tại nước ta.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với cán bộ, nhân viên và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, lây lan ra cộng đồng.

Ổ chứa tự nhiên của vi rút Mác-bớc là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus).

Chuẩn bị sẵn sàng phòng, khu vực cách ly tạm thời sử dụng cho các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh ở cửa khẩu (nếu cần); các trang thiết bị, hóa chất, thuốc đảm bảo có thể sử dụng ngay khi có dịch; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế về giám sát, kiểm soát bệnh Mác-bớc. Đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn.

Tiếp tục tổ chức truyền thông tại cửa khẩu cho hành khách, người dân về các biện pháp phòng, chống, đặc biệt cần thông báo ngay cho cơ sở y tế khi họ phát hiện các triệu chứng và yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh Mác-bớc trong vòng 21 ngày kể từ ngày họ nhập cảnh Việt Nam; rà soát, cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh Mác-bớc tại từng cửa khẩu với sự tham gia, phối hợp của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế tại địa phương, trong đó lưu ý về nhân viên y tế đi cùng, phương tiện vận chuyển người nghi ngờ, mắc bệnh và cơ sở y tế có thể tiếp nhận chăm sóc, điều trị.

Các triệu chứng của bệnh Mác-bớc

Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người, ổ chứa tự nhiên của vi rút Mác-bớc là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút Mác-bớc có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp (qua da bị trầy xước hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng (ví dụ như khăn trải giường, quần áo) bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Mác-bớc. 

Thời gian ủ bệnh của bệnh Mác-bớc (khoảng thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng) thay đổi từ 2 đến 21 ngày.

Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, khó chịu nghiêm trọng, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy nặng, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn vào ngày thứ ba. Phát ban không ngứa có thể xuất hiện trong khoảng từ 2 đến 7 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Từ ngày thứ 5 của bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện xuất huyết, bao gồm máu tươi trong chất nôn và phân, chảy máu từ mũi, nướu răng và âm đạo, có thể chảy máu ở cả các vị trí chọc tĩnh mạch (nơi tiếp cận tĩnh mạch để truyền dịch hoặc lấy mẫu máu). Bệnh có thể dẫn tới tử vong do mất máu nghiêm trọng và sốc trong khoảng 8 đến 9 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. 

Các biện pháp phòng bệnh Mác-bớc

Đến nay, bệnh Mác-bớc vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, việc thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ mà cá nhân có thể thực hiện là một cách hiệu quả để giảm sự lây truyền giữa động vật sang người và giữa người với người. Cụ thể:

Để giảm nguy cơ lây truyền từ dơi sang người phát sinh do tiếp xúc lâu dài với các mỏ hoặc hang động có đàn dơi ăn quả sinh sống, những người đến thăm hoặc làm việc trong các mỏ hoặc hang động có đàn dơi ăn quả sinh sống nên đeo găng tay và các loại quần áo bảo hộ thích hợp khác (bao gồm cả khẩu trang). Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, tất cả các sản phẩm từ động vật (máu và thịt) phải được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ.

Để giảm nguy cơ lây truyền từ người sang người thì người dân nên tránh tiếp xúc gần với người bệnh Mác-bớc. Hạn chế đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc đang có dịch. Thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như mặc áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, mắt kính, rửa tay thường xuyên,… nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. 

BS. Hồ Thị Hồng 
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN