Do sử dụng các các thiết bị điện tử như: tivi, ipad, điện thoại, máy tính, đọc sách sai cách trong dịp nghỉ hè, ít các hoạt động ngoài trời. Điều này dẫn đến nhiều trẻ phải đến các bệnh viện thăm khám các bệnh lý về mắt, đáng chú ý có nhiều trẻ bị tăng độ và bị cận thị. Để giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh, phụ huynh hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, cần tăng thời gian hoạt động vui chơi ngoài trời cho  trẻ.   

Tăng nguy cơ cận thị do tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử 

BS.CKI Đỗ Ngọc Đông - Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark cho biết, thời gian gần đây, đặc biệt sau kỳ nghỉ hè số trẻ đến khám mắt tại bệnh viện khá đông. Trẻ đến khám mắt có dấu hiệu như: nhìn mờ, nheo mắt, chớp mắt nhiều, đỏ mắt... Trong số này phát hiện nhiều trẻ bị tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị và bệnh viêm kết mạc do vi rút. 

Ba mẹ làm công nhân, không có người thân trong con, kỳ nghỉ hè vừa rồi em Trịnh Thanh Bình (10 tuổi, ở P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa) chỉ quanh quẩn trong nhà làm bạn với chiếc ti vi. Mẹ của em cho hay, biết là không tốt ảnh hưởng tới mắt của bé, nhưng không còn cách nào khác. Khoảng 2 tuần trở lại đây, thấy bé nheo và chớp mắt nhiều nên gia đình đưa bé đến bệnh viện khám, phát hiện bé bị cận 1 độ. 

Hay như trường hợp bé Lê Khánh Vân  (11 tuổi, ở P. Tân Phong, TP. Biên Hòa), trước đây bé đã bị cận thị 1,5 độ, tuy nhiên sau kỳ nghỉ hè bé tăng lên hơn 2 độ. Ba của bé cho hay, kỳ nghỉ hè vừa rồi ba mẹ cho bé ở nhà bà ngoại, bé được bà ngoại cho xem ti vi và điện thoại nhiều, sau đó mắt của bé tăng độ nhiều hơn.

Khám mắt cho trẻ tại Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark.

Theo BS Đông, ngoài yếu tố di truyền, nếu bố mẹ bị cận thị cao, thì khả năng con bị cận thị. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe mắt như: Vitamin A, C, E và các chất chống oxy hóa có thể làm mắt yếu đi và dễ bị cận thị.

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến các trẻ bị cận thị vẫn đang được quan tâm nhất đó là thói quen nhìn gần. Vì trẻ em ngày nay thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy vi tính, tivi và đọc sách ở khoảng cách gần trong thời gian dài hoặc trong điều kiện ánh sáng không đủ. Điều này gây căng thẳng cho mắt và làm tăng nguy cơ cận thị.

Còn theo nghiên cứu của Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ chỉ ra rằng, thiếu ánh sáng tự nhiên có nguy cơ cận thị cao hơn, vì trẻ em dành quá ít thời gian ngoài trời. Trong khi ánh sáng tự nhiên giúp điều tiết mắt và giảm thiểu nguy cơ cận thị.

Cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn  

Để phòng cận thị ở trẻ em và các bệnh lý ở mắt, BS Đông khuyến cáo, đảm bảo ánh sáng đầy đủ, trẻ nên học tập và chơi trong môi trường có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng từ đèn, tránh ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử, hạn chế thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng, ti vi và máy vi tính. Các thiết bị này có thể gây ra căng thẳng cho mắt, đặc biệt khi sử dụng ở cự ly gần và trong thời gian dài.

Thực hiện quy tắc 20-20-20: Khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử hoặc đọc sách trong thời gian dài, hãy cho trẻ nghỉ ngơi mỗi 20 phút bằng cách nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây. Khuyến khích hoạt động ngoài trời, trẻ em nên dành nhiều thời gian chơi ngoài trời, vì ánh sáng tự nhiên và không gian rộng giúp mắt thư giãn và phát triển tốt hơn. Đảm bảo tư thế ngồi đúng, trẻ nên ngồi thẳng lưng khi đọc sách hoặc học tập, giữ khoảng cách giữa mắt và sách từ 30-40 cm.

Ngoài ra, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm giàu Vitamin A, C, E, và các chất chống oxy hóa giúp mắt khỏe mạnh, như cà rốt, cá, rau xanh và các loại trái cây. Đeo kính bảo vệ mắt khi cần thiết, nếu trẻ có thói quen tham gia các hoạt động thể thao hoặc học tập trong môi trường có ánh sáng chói hoặc bụi, hãy đeo kính bảo vệ mắt.

“Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ mắt để kiểm tra định kỳ, ít nhất một lần mỗi năm, để phát hiện sớm các vấn đề về thị lực. Đặc biệt, khi có những dấu hiệu về mắt như: ghèn, mắt hơi đỏ, chớp mắt nhiều, nhìn mờ… nên đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để khám, xác định nguyên nhân.

Phụ huynh không tự ý tự mua thuốc nhỏ, đặc biệt một số thuốc có chất kháng viêm mạnh gây viêm loét giác mạc ảnh hưởng đến thị lực sau này. Vì bệnh viện đã từng gặp nhiều trường hợp tự nhỏ thuốc gây biến chứng cho trẻ em” – BS Đông khuyến cáo.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
Bệnh đau cổ vai gáy và cách phòng ngừa
[Video] Vì sao phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ liều?
[Video] Vi khuẩn HP nguy hiểm như thế nào?
Không chủ quan với bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ: Bé khỏe, mẹ vui
Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN