Ghép tạng là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học thế kỷ XX, mang lại cơ hội sống cho hàng triệu bệnh nhân khắp nơi. Hơn cả một phương pháp điều trị, ghép tạng thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo như suy thận, suy gan hay bệnh tim có cơ hội sống khỏe mạnh hơn. Việc nhận cơ quan từ người hiến tạng không chỉ kéo dài sự sống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, ghép tạng cũng góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, tạo nên một vòng tay nhân ái, nơi sự sống được trao gửi và hy vọng được thắp sáng.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy nhấn mạnh, yêu cầu quan trọng nhất trong hiến và ghép tạng là phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy tại diễn đàn Hội nghị KHKT Bệnh viện ĐK Đồng Nai năm 2024.

Nguồn tạng hiến còn khiêm tốn 

Thưa bà, khó khăn lớn nhất của ghép tạng tại Việt Nam hiện nay là gì?

Khó khăn lớn nhất trong việc ghép tạng tại Việt Nam hiện nay chính là sự thiếu hụt nguồn tạng hiến. Theo thống kê, đến 96% ca ghép tạng hiện tại sử dụng nguồn từ người hiến sống, trong khi tỷ lệ tạng hiến từ người chết não chỉ vỏn vẹn 4%. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ từ 40-90% ở các quốc gia phát triển. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là nhận thức của xã hội về việc hiến tạng vẫn còn hạn chế. Nhiều người dân chưa hiểu rõ giá trị nhân văn sâu sắc của hành động này, đồng thời bị ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại, những quan niệm truyền thống và sự thiếu thông tin đầy đủ. 

Vậy vai trò của điều phối viên trong lĩnh vực cho và nhận tạng hiến ra sao? 

Để xây dựng và phát triển chương trình hiến và ghép tạng từ những người hiến đã qua đời (bao gồm cả trường hợp chết não, chết tuần hoàn hoặc tim ngừng đập), việc đảm bảo tính minh bạch và công bằng là vô cùng quan trọng.

Trên thế giới, có đến 5 nhánh điều phối viên khác nhau, mỗi nhánh đảm nhận những trách nhiệm riêng biệt. Các điều phối viên này cần phải làm việc với một kế hoạch và quy trình rõ ràng, đồng thời thể hiện sự nhạy bén và tinh tế trong từng tình huống. 

 

[Video] TS.BS Dư Thị Ngọc Thu chia sẻ về một số vấn đề liên quan đến ghép tạng.

Nhánh điều phối viên hồi sức tích cực có nhiệm vụ tiếp cận và hỏi xin sự đồng ý từ gia đình của những bệnh nhân chết não hoặc chết tuần hoàn về việc hiến tạng. Tiếp theo, điều phối viên sẽ đảm nhận việc tiếp nhận các đăng ký hiến tạng, quản lý thông tin truyền thông, cũng như bảo quản và vận chuyển các mô-tạng hiến.  

Do tính chất nhạy cảm của vấn đề, việc truyền thông trong lĩnh vực hiến tạng từ người đã qua đời đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt, như xác định thời điểm truyền thông phù hợp và sự đồng ý từ gia đình. Đặc biệt, mọi thông tin liên quan đến hiến và ghép tạng phải được thực hiện một cách ẩn danh, vì nguyên tắc toàn cầu quy định rằng người hiến, gia đình họ và người nhận tạng không được biết danh tính của nhau nhằm bảo vệ quyền riêng tư và các lý do sâu xa trong tương lai.

Bà có suy nghĩ gì về tình trạng mua bán tạng diễn ra ở các thị trường “chợ đen”? 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 5-10% số ca ghép tạng toàn cầu sử dụng nguồn tạng từ thị trường bất hợp pháp này. Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn, bởi thị trường “chợ đen” thu lợi khổng lồ từ hoạt động mua bán tạng. 

Trong lĩnh vực ghép tạng, bên cạnh những vấn đề về đạo đức, khía cạnh pháp lý cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tại Hội nghị thường niên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) diễn ra vào ngày 30/05/2024, các quốc gia thành viên đã cam kết đưa các hoạt động hiến và ghép tạng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhằm phát triển chương trình hiến tạng sau khi chết, đồng thời hạn chế việc hiến tạng từ người sống. Điều này nhằm bảo vệ những người hiến tạng sống khỏi sự bóc lột, đảm bảo họ được chăm sóc y tế và theo dõi phù hợp. Tuyên ngôn Istanbul được ban hành vào năm 2004 đã kêu gọi các quốc gia thành viên bảo vệ các nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương khỏi nạn “du lịch ghép tạng” và buôn bán mô tạng.

Chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết

Xin bà cho biết về các quy định liên quan đến hiến – ghép tạng tại Việt Nam hiện nay? 

Việt Nam đã ban hành Luật Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động hiến tặng, điều phối và cấy ghép mô - tạng. Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và chăm sóc cho những người đã hiến tạng. Đặc biệt, chiến dịch “Đăng ký hiến tặng mô tạng cứu người - Cho đi là còn mãi,” được Thủ tướng Chính phủ phát động vào tháng 5 năm 2024, đã tạo ra một làn sóng tích cực trong cộng đồng. Tính đến nay, đã có hơn 100.000 người đăng ký tham gia hiến tạng.

Chúng ta cần chuẩn bị những gì để ghép tạng đạt được mục tiêu đề ra?

Để đạt được mục tiêu trong ghép tạng, chúng ta cần chuẩn bị một cách toàn diện và chu đáo. Trước hết, việc ghép tạng không chỉ đơn thuần là một quy trình y tế, mà còn phải đảm bảo chăm sóc và điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc y đức và pháp luật. Tính công bằng và minh bạch trong việc tuyển chọn và điều phối tạng hiến tặng là điều kiện tiên quyết mà chúng ta không thể bỏ qua.

Teamwork chính là yếu tố then chốt trong quá trình hiến và ghép tạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như nội khoa, ngoại khoa, hành chính, pháp lý và quản lý. Mỗi lĩnh vực đều cần có những quy định rõ ràng và tương hỗ lẫn nhau. Toàn bộ hệ thống cần được đào tạo một cách bài bản và chỉnh chu. Đặc biệt, các nhân viên y tế tham gia vào việc lấy và ghép tạng phải qua chương trình đào tạo chuyên biệt, với trình độ vượt trội hơn so với những bác sĩ thông thường, để đảm bảo họ có đủ năng lực và kiến thức thực hiện những nhiệm vụ cao cả này.

Bệnh viện ĐK Đồng Nai dự kiến sẽ triển khai chương trình ghép thận vào năm 2025, mở ra một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y tế tại địa phương. Bà có thể chia sẻ quan điểm của mình về tiềm năng ghép tạng của bệnh viện này?

Năm 2018, chúng tôi đã hợp tác với Bệnh viện ĐK Đồng Nai để thực hiện thành công ca ghép mô-tạng từ người hiến não chết, cứu sống 5 bệnh nhân đang chờ đợi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhiều năm qua, Bệnh viện ĐK Đồng Nai đã chứng minh khả năng thực hiện được nhiều kỹ thuật cao. Để tối ưu hóa quy trình ghép tạng, bên cạnh những thành công đã đạt được, bệnh viện cần tập trung nâng cao công tác đào tạo nhân lực và xây dựng quy trình làm việc chặt chẽ hơn. Nếu chúng ta khai thác hiệu quả nguồn mô-tạng hiến từ người bệnh, hàng triệu bệnh nhân sẽ có cơ hội sống sót, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng mua bán tạng “chợ đen”. Điều này không chỉ mang lại sự an tâm cho bệnh nhân mà còn giúp tiết kiệm chi phí y tế và bảo đảm an ninh trật tự trong xã hội.

Xin cảm ơn bà!

 Trên trang web dieuphoigheptangtphochiminh/solieuthongke, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận trên 1,1 ngàn người đăng ký chờ ghép thận, 23 người chờ ghép tim, 15 người chờ ghép gan, 1 người chờ ghép chi thể.

Bích Ngọc - Hạnh Dung (thực hiện)

Share with friends

Bài liên quan

Chú trọng phát triển nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu
Sở Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh sởi
Đồng Nai đề xuất tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi
Các bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị hẹp niệu quản
Tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt công tác dân số
Tiếp tục rà soát, không bỏ sót đối tượng tiêm ngừa sởi
Phẫu thuật bóc bướu sau phúc mạc nặng 1,6kg cho cụ ông 75 tuổi
Ghi nhận ca bệnh do não mô cầu ở trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh
Bệnh viện đầu tiên của ngành Y tế Đồng Nai triển khai hệ thống Kiosk y tế thông minh
Đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và khám chữa bệnh trong dịp Tết
Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai: Ngành Y tế quyết tâm vượt khó, xây dựng y tế thông minh
Từ năm 2025, Đồng Nai hỗ trợ 1 triệu đồng cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi
Nhiều đề tài khoa học ứng dụng vào thực tiễn mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh
Phẫu thuật thành công trường hợp chấn thương thể thao nặng
Khen thưởng ê kíp y bác sĩ cứu sống bệnh nhân ngưng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Nhiều bệnh nhi mắc sởi bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp
Triển khai kỹ thuật lấy huyết khối cứu nhiều bệnh nhân đột quỵ não thoát khỏi cơn nguy kịch
Phẫu thuật cứu sống thai nhi có dây rốn thắt nút
Tăng cường công tác thanh kiểm tra về chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN