I-ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cho sự tổng hợp hóc môn tuyến giáp để duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.

Khi thiếu i-ốt, cơ thể sẽ phản ứng bù trừ bằng cách tăng sinh tuyến giáp, nhằm tăng cường hoạt động để sản sinh lượng hóc môn đầy đủ, vì vậy dẫn đến hiện tượng phì đại tuyến giáp hay bướu cổ.

Bướu cổ do thiếu i-ốt chỉ là phần bên ngoài mà chúng ta dễ nhận thấy. Điều quan trọng là thiếu i-ốt còn gây ra một loạt các rối loạn chức năng, với các hậu quả nghiêm trọng mà nhiều khi khó có thể đánh giá được. Hóc môn tuyến giáp T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin) rất cần thiết cho phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ. Bởi vậy khi thiếu i-ốt thường gặp các rối loạn sau:

Ở phụ nữ có thai dễ sảy thai, thai chết lưu, thai kém phát triển, sinh non. Khi mẹ thiếu i-ốt nặng trẻ sinh ra có thể bị đần độn do tổn thương não vĩnh viễn và có nguy cơ bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Các hậu quả này sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cả cuộc đời, hiện nay y học chưa chữa được.

Người dân cần lựa chọn các sản phẩm muối i-ốt cẩn thận để tránh mua phải muối giả, không đủ tiêu chuẩn phòng bệnh.

Thiếu i-ốt trong thời kỳ thiếu niên gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng. Nếu nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân, khả năng học tập kém.

Về mặt xã hội, thiếu i-ốt gây giảm năng suất lao động, giảm phát triển trí tuệ cho cả một cộng đồng.

Tuy nhiên, những rối loạn do thiếu i-ốt hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách sử dụng muối i-ốt.

Nhu cầu i-ốt của cơ thể 

Trong thiên nhiên, i-ốt được dự trữ chủ yếu trong nước biển. Từ biển, i-ốt theo hơi nước bay lên và đưa vào đất liền; như vậy mưa đã bổ sung i-ốt cho đất, nhưng lại kéo theo i-ốt ra biển. Quá trình bào mòn i-ốt này là liên tục, lượng i-ốt bị kéo trôi ra biển lớn hơn lượng được cung cấp, vì vậy trước kia thiếu i-ốt chỉ xuất hiện ở những quần dân cư sống ở vùng núi cao, nhưng càng ngày thiếu i-ốt xuất hiện càng phổ biến cả ở vùng đồng bằng do đất ở nơi đây cũng bị thiếu i-ốt.

Cây cỏ, lương thực, động vật được nuôi trồng ở vùng đất thiếu i-ốt cũng bị thiếu i-ốt và do vậy con người ăn những thức ăn này cũng không có đủ lượng i-ốt cần thiết. Vì thế, toàn thể mọi người, dù sống ở vùng đồng bằng, thành thị, có thức ăn đầy đủ vẫn phải sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt.

Nhu cầu i-ốt cho người Việt Nam theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng như sau:

Cách lựa chọn, sử dụng và bảo quản muối i-ốt đúng cách 

Sử dụng muối i-ốt là biện pháp hữu hiệu nhất phòng, chống thiếu i-ốt. Tuy nhiên, lựa chọn, sử dụng và bảo quản muối i-ốt như thế nào là đúng?

Để tránh không mua phải muối giả, không đủ tiêu chuẩn phòng bệnh. Người dân cần chọn những gói muối i-ốt có bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn những tạp chất bẩn; có hàm lượng i-ốt cụ thể; có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng và có đăng ký chất lượng rõ ràng

Sử dụng muối i-ốt như muối thường. Dùng muối i-ốt để nấu ăn, chấm hoa quả, chấm thịt... ướp cá, ướp các loại thực phẩm, dùng muối i-ốt để muối dưa, cà và chế biến các loại thức ăn khác cũng rất tốt. Khi nấu ăn, có thể cho muối i-ốt vào trước, trong, sau khi nấu đều được vì hàm lượng i-ốt trộn vào muối đã được tính toán đảm bảo lượng i-ốt mất đi trong quá trình bảo quản, lưu thông và khi chế biến hoặc nấu nướng vẫn cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể con người.

Bảo quản muối i-ốt trong hộp hay lọ kín, để ở nơi khô ráo, mát không bị ánh nắng chiếu vào muối (tránh để  muối quá gần bếp lửa).

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
Lợi ích của việc lấy cao răng và đánh bóng răng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN