Hiến máu tình nguyện là khi một người tự nguyện cho máu của mình để dùng cho mục đích nghiên cứu, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, giàu lòng nhân ái. 

Thành phần của máu 

Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm hai thành phần chính: các tế bào máu và huyết tương. Các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, tủy xương là nơi sinh ra các tế bào máu này. Huyết tương là phần dung dịch có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn có nhiều thành phần khác như: kháng thể, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men… Khi hiến máu, người hiến máu có thể hiến máu toàn phần hoặc một số thành phần máu.

Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng... Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 - 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày.

Tiêu chuẩn người hiến máu 

Người hiến máu phải có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể:

Tuổi từ đủ 18 đến 60 tuổi. Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với nữ, 45 kg đối với nam được phép hiến máu toàn phần. Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến một hoặc nhiều thành phần máu bằng gạn tách.

Không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, rượu; không có các khuyết tật nặng và đặc biệt theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền theo quy định của Bộ Y tế; không mang thai, không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu.

Đoàn viên CDC Đồng Nai hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng Đoàn khối các cơ quan tỉnh năm 2023.

Huyết áp tối đa trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tối thiểu trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; Mạch trong khoảng từ 60 đến 90 lần/phút.

Không có một trong các biểu hiện: gầy, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

Tùy theo hiến máu toàn phần hay thành phần máu mà người hiến máu phải làm các xét nghiệm phù hợp, kết quả xét nghiệm phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đối với người hiến máu.

Ngoài các tiêu chuẩn trên, việc được hiến máu do bác sĩ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu 

Hiến máu theo đúng hướng dẫn không có hại cho sức khỏe. Các thành phần máu chỉ có đời sống nhất định và được thay thế hàng ngày. Ví dụ hồng cầu trong cơ thể có đời sống khoảng 120 ngày và được thay thế bởi hồng cầu mới, bạch cầu có đời sống từ một tuần đến vài tháng,…Cho đi dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

Dưới đây là một số lưu ý đối với người hiến máu:

Trước khi hiến máu: Đêm trước không nên thức quá khuya; ăn nhẹ, không uống rượu bia trước khi hiến máu; mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ hiến máu khi tham gia hiến máu; chuẩn bị tâm lý ổn định thoải mái…

Sau khi hiến máu: Hạn chế các hoạt động gắng sức đòi hỏi nhiều thể lực như: đá bóng, tập thể hình, không leo trèo cao, không thức quá khuya; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng, bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc cung cấp sắt nếu có thể; hạn chế sử dụng rượu bia trong ngày đầu sau khi hiến máu. 

Bạn có thể hiến máu lần tiếp theo sau 12 tuần đối với hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách; sau 02 tuần đối với hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách. 

BS.Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN