Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện là quan trọng và cần thiết. Trong đó, nước sạch và vệ sinh là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 1,4 triệu người tử vong mỗi năm và 74 triệu người bị giảm tuổi thọ do các bệnh liên quan đến nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém.

Tại Việt Nam, hiện nay, mặc dù đất nước đã đạt được nhiều tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện nguồn cung cấp nước sạch trên cả nước. Tuy nhiên, việc thiếu khả năng tiếp cận với nước sạch, cùng với các ý thức thực hành vệ sinh kém, vẫn góp phần làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm ký sinh trùng. Theo Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường, có đến 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém. Có khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước. 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém. 

Cần dạy trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, từ đó ảnh hưởng lớn tới khả năng học tập, phát triển kỹ năng và làm giảm năng suất lao động trong tương lai.

Mặc dù nước bẩn và vệ sinh kém ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng những tác hại đó đều có thể ngăn ngừa được thông qua việc bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh tốt.

Một số biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch 

Nước sạch là nước trong, không vẩn đục, không màu, không có mầm bệnh và các chất hóa học độc hại. Nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận. Để tránh cạn kiệt và hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải có ý thức bảo vệ nguồn nước bằng các biện pháp sau:

Giữ sạch nguồn nước: không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải bẩn trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên, không dùng phân tươi làm phân bón, không sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng nước sạch tiết kiệm: sử dụng nước sạch thật hợp lý và khoa học; kiểm tra, bảo trì đường ống, vòi nước, bể chứa nước tránh rò rỉ; tái sử dụng nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý phân người hợp vệ sinh: dùng cầu tiêu tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn và nghiêm cấm đi tiêu xả thải thẳng xuống sông, ra môi trường. Đối với phân gia súc, động vật phải thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước.

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, phân loại rác theo quy định và chứa riêng biệt rác độc hại với rác hữu cơ thông thường, xử lý rác hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý; nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

Dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân

Một số kỹ năng vệ sinh cá nhân giúp bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, trẻ cần thực hành nhuần nhuyễn, bao gồm:

Rửa tay đúng cách: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi,…

Vệ sinh răng miệng: để phòng bệnh sâu răng cũng như các bệnh khác liên quan đến răng miệng thì đánh răng sau mỗi bữa ăn là biện pháp bảo vệ răng của trẻ lý tưởng nhất. Hoặc đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ). 

Vệ sinh thân thể: tắm ít nhất 1 lần/ngày giúp loại bỏ các vi khuẩn, bụi,… vô tình bám trên người trẻ sau một ngày dài tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đồng thời việc tắm rửa sạch sẽ giúp kích thích tuần hoàn, tăng sự chuyển hóa trong cơ thể, kích thích ăn ngon, thư giãn, giúp trẻ ngủ ngon sau khi tắm. 

Tóm lại, nước sạch và vệ sinh cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ em do đó người dân cần bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, đồng thời dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân từ khi còn nhỏ.

BS.Hồ Thị Hồng 
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Khắc phục khó khăn đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Tăng cường đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Nâng cao nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh và nước sạch
Chủ động phòng chống đuối nước cho trẻ khi hè về
Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân
Tầm quan trọng của việc quan trắc môi trường lao động
Giảm thính lực do tiếng ồn và cách phòng ngừa
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe
[Infographic] Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Quan tâm công tác y tế học đường
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy hại nơi làm việc
Phòng ngừa tai nạn lao động
Không khí ô nhiễm: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Ngày vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Tăng cường các giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch
Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6: Xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp
Trẻ nghỉ học, tai nạn thương tích tại nhà gia tăng
Bất cập y tế học đường
1

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN