Sỏi niệu đạo ở nữ là bệnh hiếm và ít xảy ra nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi người bệnh có các triệu chứng như: đau ở vùng tầng sinh môn, bìu, tiểu khó, tiểu rỉ rỉ, có thể bị bí tiểu cấp tính nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điệu trị kịp thời.

Bệnh nhân nữ bị sỏi kẹt niệu đạo hiếm gặp

Mới đây, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã phẫu thuật nội soi tán sỏi ngược dòng bằng Laser điều trị sỏi kẹt ở niệu đạo rất hiếm gặp cho một nữ bệnh nhân.

Đó là trường hợp chị V.M.P., (48 tuổi, ở Đồng Nai), chị P. kể chị bị tiểu khó cách đó 3 hôm, khi đi vệ sinh sỏi lòi ra kẹt ở niệu đạo, chị P. sờ bằng tay cảm nhận được có vật cứng, nghi sỏi nhưng không đến bệnh viện do hoàn cảnh khó khăn. Những ngày đó chị ở nhà đi vệ sinh rất khó khăn, phải dùng tay nắn sỏi qua bên để có thể đi vệ sinh được, vừa đi lâu lại thêm gắt, buốt, tiểu rỉ rỉ, rất khó chịu nên chị mới đến Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai thăm khám. 

Qua thăm khám, TTUT-BS.CKII. Nguyễn Văn Truyện phát hiện chị P. bị sỏi lớn, kích thước 12 x 15 mm, ở vị trí niệu đạo gần miệng sáo, gây bít tắc đường ra của nước tiểu, do đó gây nên tình trạng tiểu khó, tiểu đau, tiểu rỉ rỉ, nhỏ giọt. Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X quang bụng, chị P. được chẩn đoán sỏi kẹt niệu đạo và chỉ định phẫu thuật nội soi tán sỏi ngược dòng bằng Laser. Khoảng 20 phút ca mổ thành công và sau khi hồi sức một đêm, chị P. đã ổn định, hết đau, tiểu được và xuất viện chỉ sau 1 ngày.   

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi tán sỏi ngược dòng bằng Laser điều trị sỏi kẹt ở niệu đạo cho bệnh nhân P.  

“Một số trường hợp trên thực tế, do sỏi nằm gần miệng sáo, nên một số bác sĩ không chuyên khoa hoặc chủ quan, thiếu kinh nghiệm, đã dùng kẹp bóp sỏi lấy cho được sỏi ra, vì cho rằng “dễ mà, không có vấn đề gì” đã vô tình làm tổn thương niệu đạo, gây hẹp niệu đạo về sau. Với phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng, niệu đạo của người bệnh không bị tổn thương, nên không bị biến chứng hẹp niệu đạo về sau. Nếu hẹp niệu đạo về sau rất khó điều trị, để lại nhiều di chứng, thường phải điều trị nhiều lần, thậm chí phải tạo hình niệu đạo mới giải quyết được” - BS Truyện nói. 

Cần có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Sỏi niệu thường được hình thành ở thận, theo dòng nước tiểu qua niệu quản, xuống bàng quang rồi thải ra ngoài qua đường niệu đạo khi đi tiểu. Sỏi kẹt niệu đạo thường gặp ở nam giới vì niệu đạo nam dài khoảng 15cm lại có những chỗ hẹp tự nhiên, hẹp sinh lý (niệu đạo màng, ngay dưới niệu đạo tuyến tiền liệt, gần miệng sáo), gập góc ở góc bìu – dương vật nên nếu sỏi ở bàng quang, khi đào thải xuống niệu đạo ra ngoài có thể bị kẹt lại. Ở nữ giới, niệu đạo ngắn, thẳng đường chỉ từ 3 – 5 cm nên sỏi chỉ kẹt lại khi sỏi có kích thước lớn như trường hợp của chị P.

Những năm gần đây số lượng người bệnh nhập viện điều trị vì sỏi niệu ngày càng tăng. Thủ phạm chính là do chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh. Ăn thức ăn nhanh có nhiều muối, ít uống nước, vận động là những nguyên nhân giúp hình thành nhanh sỏi thận, nhất là với những người bệnh có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa. 

Theo BS Nguyễn Văn Truyện, triệu chứng thường gặp của sỏi đường tiết niệu là đau hông lưng, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu máu, bí tiểu, nhiễm khuẩn niệu...Tùy thuộc vào vị trí của sỏi trên đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang…). Đối với sỏi niệu đạo, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng tầng sinh môn, bìu, tiểu khó, tiểu rỉ rỉ, có thể bị bí tiểu cấp tính. Ngoài ra, khi thăm khám, có thể sờ thấy sỏi ở niệu đạo dương vật, niệu đạo gần miệng sáo. Nếu may mắn, sỏi nhỏ, niệu đạo không bị hẹp bệnh lý, người bệnh có thể tự tiểu sỏi ra ngoài khi rặn mạnh. 

“Để ngăn ngừa sỏi niệu nói chung, trong đó có sỏi niệu đạo, người bệnh cần chú ý đến dinh dưỡng và chế độ ăn uống. Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hạn chế đạm từ thịt đỏ, chất béo… Uống đủ nước, mỗi ngày khoảng 2 lít. Nếu làm việc trong môi trường nóng, đổ mồ hôi nhiều, cần uống nhiều nước hơn và không nhịn tiểu. Không tự ý bổ sung canxi, viên sủi, hạn chế thực phẩm như trà đen, cà phê, socola và đậu phộng, nội tạng động vật, hải sản. Thể dục mỗi ngày, vận động thường xuyên, tránh thừa cân, béo phì. Sỏi niệu đạo ở nữ là bệnh hiếm, ít xảy ra nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Mọi người cần nắm rõ thông tin để chủ động phòng ngừa tốt hơn” – BS Truyện khuyến cáo.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN