Chiều ngày 30-6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành về Sơ kết 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021- 2025 nội dung liên quan thuộc lĩnh vực y tế. Hội nghị do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chủ trì.

Theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt CTMTQG có 3 chương trình lớn trong đó nội dung liên quan đến y tế: Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị.

Sau 3 năm thực hiện, lĩnh vực Y tế đã có một số kết quả như sau: Tỉ lệ dân số tham gia BHYT tăng từ 90,85% năm 2020 lên 92,03% năm 2022. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tăng từ 91% năm 2020 lên 96% năm 2022; Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội, các dự án ODA của WB, ADB...). Phòng chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; một số bệnh không lây nhiễm bước đầu được triển khai đến tuyến xã như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cải thiện vệ sinh hộ gia đình. Tình hình ngộ độc thực phẩm đang có xu hướng giảm về số vụ, số mắc, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp, khu chế xuất; Cải thiện vệ sinh hộ gia đình, xây dựng và ban hành quy chuẩn về nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu, sử dụng nước sạch tăng… Chương trình Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số cũng được chú trọng bằng nhiều hình thức.  Trong đó, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) giảm từ 19,5% năm 2020 xuống 19,2% năm 2022. 

Bộ Y tế cũng đưa ra các đề xuất kiến nghị các đơn vị liên quan như Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ có những giải pháp mạnh mẽ hơn như bố trí kinh phí cho các Chương trình, dự án, tiểu dự án triển khai thực hiện các nhiệm vụ; Sớm thông qua ngân sách bổ sung năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Chỉ đạo các địa phương bố trí ngân sách địa phương: Đối ứng để triển khai thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địaphương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; Bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số khi chuyển về nhiệm vụ chi thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương (bao gồm cả vắc xin, vitamin A cho trẻ em dưới 5 tuổi, thuốc ARV... phục vụ nhu cầu phòng chốngdịch bệnh và tiêm chủng mở rộng). 

UBND các tỉnh, thành phố: Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, rà soát để tập trung nguồn lực, đầu tư triển khai nội dung Đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý, tránh nhỏ lẻ manh mún. Đồng thời, sớm ban hành theo thủ tục trình tự mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, chủ trì liên kết theo quy định và các huyện thông báo lựa chọn chủ trì liên kết, phê duyệt dự án theo quy định tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP. Chỉ đạo các huyện nơi được triển khai dự án, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế (Viện Dược liệu) sớm ban hành kế hoạch phát triển dược liệu và thông báo lựa chọn chủ trì liên kết. Bố trí ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ của Dự án, Tiểu dự án tại địa phương. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
Nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi bằng tấm lòng của người mẹ
Cảnh báo mất máu do bệnh trĩ xuất huyết
Bộ Y tế công bố các loại thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN