Phát hiện, phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi giúp ích rất nhiều trong việc theo dõi, chăm sóc trẻ mắc sởi, đồng thời làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.

Dễ nhầm lẫn 
Đưa con trai 3 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, chị Hoàng Thị Yến ở phường Hố Nai (TP. Biên Hòa) cho biết, cháu bị sốt mấy ngày và sau đó thì nổi lấm tấm nhiều nốt đỏ trên da, gia đình chị rất lo lắng nghĩ cháu bị sởi, nên đưa cháu đến bệnh viện khám. Đến đây, bác sỹ khẳng định cháu chỉ bị sốt phát ban, vì không có triệu chứng của bệnh sởi, còn các nốt đỏ trên da mấy ngày sẽ bay hết.
Ngược lại trường hợp con chị Yến, bé Nguyễn Như Quỳnh ngụ ở phường Tân Biên (TP. Biên Hòa) đã phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, chảy nước mũi, nước mắt, tiêu chảy, có hiện tượng phát ban ở tai, mặt do bệnh sởi. Mẹ bé là chị Trần Thu Hương cho biết, cứ nghĩ bé bị sốt phát ban thông thường nên gia đình chủ quan không đưa đi khám mà tự điều trị ở nhà. 

Nhận biết đúng sởi và sốt phát ban
Theo BS.CKI Lê Văn Giai, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, để phân biệt rõ sởi và số phát ban, các phụ huynh nên lưu ý những điểm sau:

Về nguyên nhân và dấu hiệu
Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm vi rút thông thường, trong đó nhóm vi rút đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những vi rút lành tính. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp và rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em.

Giai đoạn ủ bệnh, sốt phát ban và sởi thường có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua những triệu chứng như: bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39oC), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.

Sốt phát ban thông thường, hồng ban có dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
 
Bệnh sởi thường khởi phát bằng triệu chứng sốt cao kèm theo các dấu hiệu như: ho, chảy mũi, nổi hạch (cổ, sau tai); viêm kết mạc, giác mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm, phù nề mí mắt); tiêu chảy. Khi bị sởi, các ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh. Lúc đầu, ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. 


Trẻ bị sởi được thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Biến chứng của sởi và sốt phát ban
Sốt phát ban thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như: sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, màng não, viêm loét kết mạc, giác mạc có thể gây mù lòa và thậm chí tử vong. 

Cách phòng bệnh cho trẻ
Bác sĩ Lê Văn Giai cho biết, rất nhiều bệnh có thể phòng ngừa nếu trẻ được tiêm phòng đủ mũi theo lịch tiêm chủng. Đối với bệnh sởi, trẻ cần được tiêm phòng vắc xin đủ 2 mũi. Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi sẽ ngăn ngừa được 80-85% và tiêm phòng mũi 2 khi 18 tháng tuổi thì khả năng phòng ngừa lên đến 95%.

 Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh phụ huynh nên có cách chăm sóc trẻ phù hợp, cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn các loại trái cây có màu vàng như xoài, đu đủ... Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thân thể của trẻ, đặc biệt là vùng da, răng miệng và mắt; không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với trẻ mắc sởi hoặc nghi măc sởi. Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi mắc sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) để được khám, điều trị kịp thời và phòng các biến chứng nặng.
Sao Mai
Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin, bữa tiệc
Phương pháp Kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non
Liên cầu lợn: Mối nguy hiểm ẩn sau những món ăn ưa thích
Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật đường thở?
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy
Can thiệp sớm có vai trò quan trọng cho cả trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội
Đau lưng và những điều cần biết
[Video] Nội soi đại tràng – Chìa khóa phát hiện sớm ung thư đại tràng
Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Hội chứng Down thế giới năm 2025: Cải thiện hệ thống hỗ trợ của chúng ta
Hiến máu có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ em
Những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota cha mẹ cần lưu ý
Ngày Thính giác thế giới 3/3: Các biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Gánh nặng bệnh tật từ tác hại của thuốc lá mới
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp Tết
Trẻ tăng động giảm chú ý – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chăm sóc sức khỏe trẻ em trong những ngày Tết
Lợi ích của việc lấy cao răng và đánh bóng răng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN