Môi trường lao động là không gian nơi con người lao động bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường phát sinh trong quá trình lao động. Sức khỏe người lao động và môi trường lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Mối  liên quan giữa sức khỏe người lao động và môi trường lao động

Nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa, sức khỏe người lao động được chăm sóc tốt thì sẽ giúp kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động. Ngược lại, nếu môi trường lao động bị ô nhiễm, điều kiện lao động không tốt sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh tật, chấn thương, tai nạn sẽ dẫn tới tăng chi phí lao động xã hội, giảm năng suất lao động.

Sức khỏe người lao động thường chịu tác động bởi các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động như: yếu tố vật lý (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,…); yếu tố hóa học (chì, axit, kiềm, CO, CO2,…); bụi (bụi silic, bụi bông,…); yếu tố sinh học (vi khuẩn, vi rút, nấm mốc; yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi (áp lực công việc, tư thế lao động, thời gian lao động, nghỉ ngơi,…);….

Khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên, người lao động có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau tùy vào chất tiếp xúc, nồng độ chất tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính như chấn thương các bộ phận cơ thể (do tai nạn, đổ, sập, ngã,…), bỏng, ngạt hoặc nhiễm độc, thậm chí có thể tử vong. Trong khi đó, tiếp xúc thời gian dài có thể gây ảnh hưởng mạn tính, gây bệnh ở các cơ quan như hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,…

Chính vì mối liên quan mật thiết trên giữa sức khỏe người lao động và môi trường lao động nên việc đảm bảo môi trường lao động an toàn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người lao động.

Nhân viên CDC Đồng Nai thực hiện quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của quan trắc môi trường lao động

Theo Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), người  sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng. Quan trắc môi trường lao động là công cụ đắc lực giúp giám sát, kiểm tra, thu thập, đánh giá các yếu tố trong môi trường tại nơi làm việc vô cùng hiệu quả. Theo quy định mọi cơ sở lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. 

Quan trắc môi trường lao động giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, đảm bảo an toàn lao động. Thực hiện đo kiểm, đánh giá các yếu tố trong môi trường lao động giúp phát hiện kịp thời các yếu tố có hại cho sức khỏe của người lao động như chất độc, hơi độc, bụi, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Kết quả quan trắc môi trường lao động là cơ sở dữ liệu khoa học để đưa ra biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn cho người lao động.

Quan trắc môi trường lao động tại CDC Đồng Nai.

Quan trắc môi trường lao động là một phần quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật về an toàn và bảo vệ sức khỏe lao động. Các tổ chức và doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến môi trường làm việc và quản lý rủi ro.

Ngoài ra, quan trắc môi trường lao động còn giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc. Một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và thoải mái có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và chất lượng làm việc. Để đảm bảo hiệu quả làm việc thì việc tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh là rất cần thiết.

Với tầm quan trọng trên, các cơ sở lao động cần thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ. Nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt theo điều 26, Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

BS.Hồ Thị Hồng

Share with friends

Bài liên quan

Khắc phục khó khăn đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Tăng cường đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Nâng cao nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh và nước sạch
Nước sạch và vệ sinh cần thiết cho sự phát triển của trẻ em
Chủ động phòng chống đuối nước cho trẻ khi hè về
Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân
Giảm thính lực do tiếng ồn và cách phòng ngừa
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe
[Infographic] Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Quan tâm công tác y tế học đường
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy hại nơi làm việc
Phòng ngừa tai nạn lao động
Không khí ô nhiễm: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Ngày vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Tăng cường các giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch
Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6: Xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp
Trẻ nghỉ học, tai nạn thương tích tại nhà gia tăng
Bất cập y tế học đường
1
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN