Tật khúc xạ là từ để chỉ các tật như cận thị, viễn thị, loạn thị,… của mắt. Tật khúc xạ xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phần lớn là trẻ em, gây ảnh hưởng đến việc học tập cũng như các sinh hoạt thông thường hằng ngày.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, tại Việt Nam số người gặp các vấn đề về tật khúc xạ chiếm khoảng 35% dân số. Nghiêm trọng hơn, số trẻ em bị các bệnh tật khúc xạ ngày một tăng cao. 

BS.CKII Nguyễn Thị Thuý Hoa, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện ĐK Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết: Tật khúc xạ là thuật ngữ chung dùng để chỉ các rối loạn về mắt. Các loại tật khúc xạ thường gặp bao gồm: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị.  

Tật khúc xạ nhìn chung là làm giảm thị lực, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Ngoài triệu chứng chung là giảm thị lực nhìn xa, hay nhức đầu, mệt mỏi mắt. Tùy theo loại tật khúc xạ mà các nguy cơ khác nhau. 

Đối với cận thị là loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì là loại hay gặp nhất mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ như rách võng mạc, bong võng mạc hay tăng nhãn áp.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm viễn thị có thể tránh cho trẻ khỏi các biến chứng như lác (lé trong) hoặc nhược thị. 

Bệnh nhân đang khám mắt tại Khoa Mắt bệnh viện ĐK Thống Nhất.

Loạn thị từ trung bình đến nặng không được điều chỉnh trước 5 tuổi thì thường dẫn đến nhược thị. 

Nguyên nhân gây tật khúc xạ ở mắt: có 2 nguyên nhân chính, đó là do di truyền và môi trường. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ không nhiều. Những người có cả cha mẹ bị tật khúc xạ thì khả năng cao con cái cũng sẽ mắc phải.

Môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc các tật khúc xạ. Hiện những trường hợp mắc tật khúc xạ đều có điểm chung do thói quen sinh hoạt không hợp lý như: ngồi sai tư thế, đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử,… Ngoài ra, một vài nguyên nhân có thể kể đến như: thủy tinh thể bị lão hóa, tổn thương do chấn thương mắt, tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, tia lửa hàn,…), vệ sinh mắt sai cách, tuổi tác,…

Các triệu chứng tật khúc xạ 

Tất cả các tật khúc xạ đều sẽ khiến thị lực kém đi. Vì vậy, cần nắm rõ các triệu chứng để có thể phát hiện và ngăn ngừa kịp thời.

Đối với cận thị: Mắt nhìn mờ đối với vật ở xa, hay nheo mắt, mỏi mắt, nhức đầu: người bệnh có cảm giác đau khắp đầu hoặc một vùng cụ thể trên đầu. Chớp mắt thường xuyên: tốc độ chớp mắt đạt tối thiểu 14 – 17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và tăng lên 15 – 30 lần/phút ở tuổi trưởng thành. Nếu nhận thấy chớp mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân tiềm ẩn như cận thị.

Đối với viễn thị: Có các dấu hiệu như mờ mắt thường xuyên hoặc từng lúc, căng thẳng thị giác, thường xuyên nháy mắt, giảm chức năng thị giác 2 mắt, đọc sách khó khăn, lác.

Đối với loạn thị: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa và gần, nhức đầu, mỏi mắt (vùng trán và vùng thái dương), nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích, đôi khi không có triệu chứng chủ quan mà được phát hiện khi khám định kỳ.

Các biện pháp khắc phục bệnh lý tật khúc xạ

Các yếu tố nguy cơ của tật khúc xạ là do thời lượng nhìn gần dưới ánh sáng nhân tạo quá nhiều, sử dụng thường xuyên các thiết bị điện tử khiến mắt phải điều tiết liên tục; Do vậy, một trong những cách giảm thiểu nguy cơ mắc các tật khúc xạ là: Thay đổi thói quen, môi trường làm việc và sinh hoạt. Cải thiện điều kiện chiếu sáng. Nghỉ ngơi mắt từng lúc. Vệ sinh thị giác. 

Để phòng tránh tật khúc xạ tuổi học đường, cần phải có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và nhìn xa. Khi học, cứ 1 giờ phải nghỉ 10-15 phút. Xem tivi, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.    

Nơi học tập đảm bảo đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần cửa sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm. Tư thế ngồi học thẳng lưng, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25cm với cấp tiểu học, 30cm với cấp trung học cơ sở và 35 cm với học sinh trung học phổ thông. Chữ viết trên bảng và trong tập vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen hoặc giấy quá trắng, quá bóng.

Cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng một ngày; ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể. Cho trẻ đi khám kiểm tra mắt mỗi 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều...để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.

Thanh Tú 

Share with friends

Bài liên quan

Mắc bệnh sởi làm gì cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách
Chăm sóc da đúng cách để có làn da đẹp
[Video] Toạ đàm: Cấy chỉ y học mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của xét nghiệm NIPT trong thai kỳ
[Video] Phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN