Trong nhà chúng ta nên có một tủ thuốc nhỏ, và trong đó để một cơ số thuốc và vật tư y tế thiết yếu... để dùng khi cần thiết, đặc biệt là vào lúc đêm hôm.

7 loại vật tư y tế nên có trong tủ thuốc gia đình

- Thuốc sát khuẩn: 1 lọ thuốc betadin (hoặc cùng loại hoạt chất).

- Vài túi gạc con vô khuẩn.

- 1 cuộn băng dính vết thương, và băng urgo (hoặc cùng loại)

- Nhất thiết phải có cặp nhiệt độ, sử dụng khi cơ thể mệt mỏi kiểm tra nhiệt độ xem có sốt không?

- Máy đo huyết áp điện tử, có thể tự các thành viên trong gia đình đo được (gia đình có người bệnh tăng huyết áp, hoặc người già).

- Máy đo đường huyết (trong gia đình có người bệnh đái tháo đường).

- Máy đo SPO2 (đo độ bão hòa oxy, đo đầu ngón tay). Gia đình có người bị F0 nên trang bị, vì nếu Sp02 dưới 94% là bắt đầu có tín hiệu xấu về đường hô hấp.

6 loại thuốc thiết yếu

Thuốc thiết yếu là các loại thuốc mà chúng ta có thể tự sử dụng mà chưa cần chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc hạ sốt

Các gia đình nên chuẩn bị cả thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ em. Loại nên sử dụng là acetaminophen hay gọi là thuốc paracetamol. Thuốc hạ sốt này có rất nhiều dạng như uống, đặt hậu môn cho trẻ em, gói bột pha nước... Tùy thuộc vào lứa tuổi chọn dạng dùng cho phù hợp.

Khi nhiệt độ trên 38 độ C là có thể dùng, và lặp lại mỗi 4-6 tiếng nếu nhiệt độ không hạ. Liều lượng bạn đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng. Trung bình 10-15 mg cho một kg cân nặng.

2. Thuốc xịt mũi họng, rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi

Người bị ho, chảy nước mũi, có thể rửa súc họng bằng nước muối sinh lý, không cần liều lượng cụ thể. Nên duy trì khoảng 3 lần một ngày, nhiều hơn có thể dùng 4-5 lần một ngày.

Các triệu chứng như ho chảy nước mũi là biểu hiện thông thường của COVID-19. Bạn không cần dùng thuốc giảm ho hoặc ức chế ho vì có thể khiến bạn không khạc được đờm trong phổi, làm tăng suy hô hấp.

3. Các thuốc chống dị ứng

Hiện nay có nhiều thuốc chống dị ứng khác nhau, phổ biến là loại có tên gốc loratadine hoặc desloratadin. Thuốc này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.

4. Thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày

Trong thời gian cách ly, nhiều người tâm lý căng thẳng nên có thể xuất hiện nguy cơ đau dạ dày, cần dự trữ để uống khi xuất hiện triệu chứng khó chịu, chưa đến mức nhập viện. Ví dụ như: Omeprazol…

5. Thuốc bồi phụ nước và điện giải oresol

Dùng khi bị mất nước do sốt cao, do đi tiêu chảy. Pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

6. Một số vitamin

Một số vitamin như: Vitamin C, vitamin tổng hợp, sử dụng trong khi chúng ta đang bị sốt, làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

7. Các thuốc trị bệnh mãn tính

Đối với những người đang bị bệnh nền, đang điều trị theo đơn của bác sĩ thì luôn phải có cơ số thuốc đầy đủ như thuốc đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn...

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù các thuốc trên không cần dùng theo đơn bác sĩ, nhưng trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều khuyến cáo của nhà sản xuất và các lưu ý trong cách uống thuốc, và phòng ngừa bất lợi do thuốc gây ra.

Bên cạnh tác dụng có lợi để chữa các chứng bệnh thông thường, thuốc cũng có thể gây ra một số bất lợi (được đề cập trong hướng dẫn sử dụng), nếu xảy ra cần ngừng thuốc. Các bất lợi nếu nhẹ, thoáng qua có thể tự hết, nhưng có những bất lợi cần phải xử trí y tế.

TS.BS Dương Văn Trung

https://suckhoedoisong.vn/tu-thuoc-gia-dinh-mua-dich-can-chuan-bi-nhung-gi-169211222113404586.htm

Share with friends

Bài liên quan

11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN