Trong mỗi dịp Tết đến Xuân về mọi người thường gặp nhau, mời nhau uống một chút rượu để chúc mừng năm mới là một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên uống nhiều rượu bia, đặc biệt ép nhau uống rượu bia thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Tác hại của rượu bia

Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trong số 548.000 ca tử vong/năm ở nước ta thì nguyên nhân liên quan đến rượu bia lên tới 40.000 ca (trên 7%), chủ yếu là gây mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, xơ gan, ung thư, rối loạn tâm thần và tai nạn giao thông. Theo văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết do TNGT có liên quan đến rượu, bia. Trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe với các mức độ khác nhau. Sử dụng rượu bia cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên trong dịp Tết không chỉ dẫn đến số người nhập viện do say rượu, tai nạn giao thông tăng mà số người bị ngộ độc rượu cũng gia tăng. Ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững.v.v.v) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu). Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm.

Nguy cơ ngộ độc càng tăng nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ; rượu có chứa nhiều methanol có thể gây mù mắt và tử vong cao; đặc biệt khi sử dụng rượu ngâm lá, rễ cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên.  

Tránh lạm dụng rượu bia dịp Tết để bảo vệ sức khỏe chính bản thân bạn.                              Ảnh minh họa.

Uống rượu bia mức nào gây hại cho sức khỏe 

Trong thực tế không thể có được một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu là có hại bởi vì việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu, bia khác nhau. Nói một cách khác, không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. 

Tránh lạm dụng rượu bia dịp Tết

Chính vì những tác hại trên, để vui Tết an toàn, bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng nguy cơ bệnh tật và tai nạn nguy hiểm người dân hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì tránh lạm dụng, uống quá nhiều; không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không quá 5 ngày/tuần. Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.

Đối với những người có uống rượu, bia dịp Tết nên thực hiện tốt các lưu ý sau để bảo vệ sức khỏe bản thân:

- Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức thấp nhất trong một lần uống.

- Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

- Uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.

- Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,… 

- Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia. 

(Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy một đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%)).

BS.Hồ Thị Hồng 
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN