Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát người nhập cảnh, đặc biệt là những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch Marburg ở khu vực châu Phi.

Bộ Y tế vừa có công văn về việc tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh Marburg gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur.

Theo Bộ Y tế, Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Marburg gây ra. Đây là loại vi rút lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Vật chủ ban đầu chứa vi rút Marburg là dơi ăn quả châu Phi, có tên gọi Rousettus aegyptiacus.

Bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hay với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc hoặc chết do vi rút Marburg. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày.

Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.

Bộ Y tế đánh giá, đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50%, có thể lên tới 88%). Marburg được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.

Virus Marburg không mới nhưng rất nguy hiểm.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Marburg, không để lan truyền vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, từ đó, điều tra dịch tễ. Lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch ở khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày.

Ngoài ra, Sở Y tế các địa phương cần phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán. Nếu có ca bệnh, cần quản lý và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Bộ Y tế cũng lưu ý, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố cần tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn. Chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.

Trước đó, vào giữa tháng 2-2023, Guinea Xích Đạo (một quốc gia nằm ở bờ biển phía Tây của Trung Phi) đã xác nhận đợt bùng phát bệnh đầu tiên do vi rút Marburg sau cái chết của ít nhất 9 người ở tỉnh Kie Ntem phía Tây đất nước này.

PV

Share with friends

Bài liên quan

Cấp cứu kịp thời bé trai 12 tuổi bị ngộ độc do ăn nấm mọc trên xác ve sầu
[Toạ đàm] Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong dịp hè
Bệnh viện ĐKKV Định Quán sẽ triển khai điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng tiêu sợi huyết vào tháng 7
Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng, Bộ Y tế yêu cầu tập trung phòng dịch
Rút công bố khám sức khỏe, khám sức khỏe cho người lái xe đối với 4 phòng khám đa khoa tư nhân
Phẫu thuật thành công cho cụ bà 103 tuổi bị gãy hở xương quay tay trái
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong đó bệnh tay chân miệng tăng cao
Bệnh viện ĐKKV Long Khánh phẫu thuật lấy khối u xơ tử cung nặng gần 3kg
Quan tâm đến người lao động bằng những hành động thiết thực, hiệu quả
Tăng cường quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế
Truyền thông thay đổi hành vi và cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong công nhân
Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao
Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Bệnh viện ĐK Đồng Nai khai trương đơn vị khám và điều trị theo yêu cầu
Phẫu thuật thành công chấn thương lộ nhu mô não cho bệnh nhi 4 tuổi
Phẫu thuật thành công ca bướu niệu mạc thận – niệu quản hiếm gặp
Triển khai uống vitamin A đợt 1 trên toàn tỉnh
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6: Nhiều hoạt động thiết thực quan tâm sức khỏe trẻ em
Phẫu thuật kịp thời cho bé trai bị cây đinh dài 3cm đâm qua xương sọ
Nhiều hoạt động phòng, chống COVID-19 đã thực hiện như bệnh truyền nhiễm nhóm B
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN