Sau 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Y tế Đồng Nai đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đã có những bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, ngày càng nâng cao chất lượng điều trị và phòng chống dịch bệnh. Dịp này, BS.CKII Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế đã có những trao đổi về những vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn của ngành.

BS.CKII Lê Quang Trung – Giám đốc Sở Y tế.

PV: Nhiều năm qua, Bộ Y tế luôn đánh giá cao về công tác tổ chức và hoạt động chuyên môn của ngành y tế Đồng Nai. Vậy những thành tựu đó là gì, thưa ông?

BS.CKII Lê Quang Trung: Có thể nói, ngành y tế Đồng Nai giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh nhất so với các thời kỳ trước đây. Có 3 thành tựu nổi bật, đó là nguồn nhân lực; hệ thống y tế cơ sở được kiện toàn; phát triển nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Cụ thể:

Về nhân lực: Hiện toàn ngành có gần 12 ngàn người, đạt tỷ lệ 36,2 cán bộ y tế/ vạn dân, trong đó bác sĩ là hơn 3 ngàn người và đạt tỷ lệ 9,4 bác sĩ/vạn dân; đạt tỷ lệ 3,4 dược sĩ/vạn và đạt 30 giường bệnh/vạn dân. 

Về hệ thống y tế cơ sở: Đã phát triển đồng bộ, rộng khắp và được kiện toàn trong toàn tỉnh. Người dân ở đâu cũng đều có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế của hệ thống y tế công lập cũng như tư nhân. Điều này được thể hiện qua số lượng người dân khám chữa bệnh tăng hàng năm với mức tăng trung bình khoảng 8 triệu lượt/năm. Với hệ thống y tế cơ sở được kiện toàn, nên các chỉ tiêu về chương trình mục tiêu quốc gia như dân số, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em về cân nặng và chiều cao, giảm tỷ lệ tử vong dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đều đạt và vượt so với tiêu chuẩn quốc gia.

Về phát triển kỹ thuật cao: Cách đây khoảng 10 năm, tỷ lệ chuyển viện tại các bệnh trên địa bàn tỉnh khoảng 30% do chưa phát triển được các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Đến nay từ bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến khu vực và tuyến huyện đều phát triển được các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao (phân cấp theo tuyến) nên đã giảm tỷ lệ chuyển viện xuống còn dưới 10% và người dân yên tâm điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn.

PV: Một trong những yếu tố để người dân yên tâm điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, đó chính là nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, tiên tiến, hiện đại được triển khai. Xin ông cho biết một số kỹ thuật mới đặc biệt mà Đồng Nai đã đạt được?

BS.CKII Lê Quang Trung: Có thể nói, giai đoạn 5 năm trở lại đây, hàng loạt các kỹ thuật cao, tiên tiến, hiện đại đã được triển khai tại các bệnh viện với sự chuyển giao của các bệnh viện tuyến trên theo đề án 1816; các bệnh viện tự đưa người đi đào tạo các kỹ thuật cao tại các trung tâm, bệnh viện lớn, thậm chí là ra nước ngoài học tập. Những kỹ thuật trước đây không thể thực hiện được ở tuyến tỉnh, thì nay đã có thể triển khai được ở tuyến khu vực và một số bệnh viện tuyến huyện như: kỹ thuật nội soi ngoại tổng quát, nội soi chỉnh hình, nội soi chấn thương, thay khớp nội soi, lấy sỏi thận qua da,… đặc biệt là tim mạch đã có những bước tiến rất lớn về phẫu thuật tim, mổ hở, nội soi.

Hiện Đồng Nai có tới 4 trung tâm tim mạch, trong đó 3 trung tâm thuộc hệ thống y tế công lập và 1 trung tâm thuộc hệ thống y tế tư nhân và đã kịp thời cứu sống hàng chục ngàn bệnh nhân.

Riêng về điều trị đột quỵ thì nhiều bệnh viện ở Đồng Nai đã đạt tiêu chuẩn của Hội Đột quỵ thế giới, trong đó đạt chứng nhận Kim cương là Bệnh viện đa khoa Đồng Nai; đạt chứng nhận Bạch kim là Bệnh viện đa khoa Thống Nhất và Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh. Hiện hai bệnh viện tuyến tỉnh đang củng cố những kỹ thuật cao, đầu tư để tiến tới thực hiện và phát triển kỹ thuật ghép tạng, điều trị miễn dịch… 

Bệnh ĐK Đồng Nai đón nhận chứng nhận Kim cương trong điều trị đột quỵ của Hội Đột quỵ thế giới.

PV: Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một hướng đi của hầu hết các ngành. Vậy theo ông, ngành y tế Đồng Nai đang triển khai vấn đề này như thế nào, thưa ông?

BS.CKII Lê Quang Trung: Chuyển đổi số là xu hướng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không nằm ngoài cuộc, Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong ứng dụng phần mềm HIS (Health Information System) – hệ thống quản lý thông tin và dữ liệu bệnh viện, bệnh nhân - triển khai từ tuyến tỉnh đến tận trạm y tế. Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh triển khai sớm hồ sơ sức khỏe cá nhân điện tử để người dân có thể theo dõi sức khỏe của mình tại nhà. 

Tuy nhiên, nhu cầu thực tiễn đặt ra ngày càng cao, đòi hỏi công tác quản lý dựa nhiều vào chuyển đổi số và thời gian tới khi triển khai phần mềm HIS, ngành dự kiến sẽ xây dựng những nền tảng cơ bản để triển khai hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số, quan trọng nhất là cơ sở dữ liệu của ngành phải được chuyển đổi số, tức là phải chuyển qua dữ liệu số, từ đó sẽ phục vụ trong công việc như hoạch định chính sách, kế hoạch về y tế, phục vụ tra cứu như khám chữa bệnh cho bệnh nhân… Cùng với đó, triển khai các giải pháp hướng tới bệnh viện không giấy, bệnh án điện tử và các hệ thống đi kèm như: PACS (hệ thống truyền và lưu trữ hình ảnh), RIS (hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh) và LIST (giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu liên quan đến quy trình xét nghiệm trong khám chữa bệnh) để tiến tới ứng dụng vào công nghệ AI trong chẩn đoán, điều trị cho người bệnh. Như vậy, tất cả phải dựa trên dữ liệu số, nhờ đó giúp giải phòng sức lao động cho nhân viên y tế về công tác hành chính.

PV: Tiếp tục duy trì những thành tựu hiện nay và phát huy những thành tựu mới. Thời gian tới, ngành cần những giải pháp gì để tiếp tục giữ vững được các thành tựu đã đạt được, thưa ông?

BS.CKII Lê Quang Trung: Để giữ được những thành tựu này, ngành phải hoàn chỉnh được công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong đó chú trọng xây dựng y tế thông minh; tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia trong các lĩnh vực thần kinh, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, ung thư; đề xuất các  chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, trình UBND tỉnh ưu tiên cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở …; đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị y tế chuyên sâu, tăng cường bảo đảm chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; xây dựng mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của các bệnh viện tại trạm y tế. 

Đặc biệt, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phối hợp và đặt hàng với các bệnh viện, Trường đại học Y, Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo chất lượng các đề tài ngày càng được nâng cao, bám sát nhu cầu thực tế về chăm sóc sức khỏe, mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao uy tín ngành Y tế, trong đó ưu tiên các lĩnh vực như đột biến gen gây ung thư, hệ thống vi sinh vật, nghiên cứu ứng dụng xét nghiệm dược lý hệ gen, ứng dụng mô hình quản lý nghiên cứu phản vệ ở người Việt Nam, hệ thống tư vấn sức khỏe tự động qua Chatbot …

PV: Xin cảm ơn ông!

Bích Ngọc (thực hiện)

Share with friends

Bài liên quan

BS.CKII Lưu Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế: An toàn lao động là trên hết!
Sở Y tế Đồng Nai triển khai quyết định công tác cán bộ
Phó Giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm: Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
[Video] Ngành Y tế nỗ lực hạn chế tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Một bệnh nhân trong vụ tai nạn nổ lò hơi được xuất viện, 4 bệnh nhân còn lại hồi phục tốt
Phẫu thuật kịp thời cho một ca bệnh lồng ruột ở người lớn
[Video] Phó giám đốc Sở Y tế: Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
Dấu hiệu nhận biết và phòng bệnh giun đũa chó mèo
Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các trường học
Thời tiết thay đổi, tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân
Cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại Long Khánh có liên quan đến 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli
CDC Đồng Nai giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương
Tặng 120 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số
Trao quyền giáo dục về bệnh hen phế quản
Giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tại các xã có số mắc cao
Phẫu thuật bóc tách khối u tinh hoàn 'khủng'

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN