Theo số liệu của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh ghi nhận 4 trẻ tử vong do đuối nước. Hầu hết các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em xảy ra là do thiếu sự quan tâm, giám sát của người lớn cũng như không được trang bị các kỹ năng về bơi lội và phòng, chống đuối nước.

Mất con do sự sơ suất của người lớn 

Ngày 1-5 vừa qua, bé gái T.B.N. (2 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) bị đuối nước trong hồ bơi tại nhà. Bé được đưa đến Bệnh viện ĐK Thống Nhất cấp cứu trong tình trạng ngưng thở, tím tái, đồng tử 2 bên giãn lớn, mạch, huyết áp đều bằng 0. Dù các bác sĩ đã tiến hành hồi sinh tim, phổi hơn 40 phút nhưng bé vẫn không có dấu hiệu phục hồi. 

Hay trước đó vào ngày 17-3, hai anh em ruột là H.L.M.C. (16 tuổi) học sinh lớp 9/8 và H.L.M.H. (15 tuổi), lớp 8/1, Trường trung học cơ sở Phước Tân 1, cùng ngụ tại tổ 9A, khu phố Hương Phước, phường Phước Tân, TP.Biên Hòa ra sông Buông chơi. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, gia đình nhận tin em C và H bị đuối nước và được một số người dân đưa lên bờ. Vị trí 2 em bị đuối nước cách nhà khoảng 4km.

ThS Hà Văn Phúc tuyên truyền kỹ năng đuối nước cho Trường TH Lý Thường Kiệt (TP.Biên Hoà).

BS.CKI Phạm Văn Khương – Phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em, nếu trẻ gặp tình trạng nặng được cứu sống thì hậu quả cũng rất nặng về sau. Một trong những nguyên nhân chính là do các em không biết bơi và chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. bên cạnh đó, còn thiếu sự quan tâm của người lớn.  

“Đặc biệt, vào dịp hè, khi học sinh được nghỉ học, phụ huynh bận đi làm nên việc sát sao theo dõi các con sẽ có phần lơ là, tai nạn do đuối nước có thể xảy ra nhiều hơn”,- BS Khương cảnh báo.  

Trang bị cho trẻ các kỹ năng về phòng chống đuối nước 

Để ngăn ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em, công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với nhiều đối tượng từ trẻ em, phụ huynh, trong nhà trường và cộng đồng. 

ThS Hà Văn Phúc, Giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển giáo dục V-life; Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng sống Đồng Nai cho hay, công tác tuyên truyền về đuối nước cho trẻ em cực kỳ quan trọng. Vì trẻ em là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, dễ trở thành nạn nhân của nhiều loại tai nạn thương tích trong đó có đuối nước. Và hầu hết những vụ đuối nước ở trẻ là sự thiếu quan tâm của người lớn. Việc trang bị cho các em những nội dung về kỹ năng phòng chống đuối nước như giúp trẻ nhận diện nguy hiểm từ môi trường nước như tránh xa sông suối, ao hồ, những công trình xây dựng chưa hoàn thiện, nơi thường xảy ra sạt lở, nước cuốn; cảnh giác sập cống, mương thoát nước khi trời mưa lớn. Trang bị một số kỹ năng cơ bản tự xử lý khi bản thân là nạn nhân của đuối nước và kỹ năng xử lý khi người khác gặp đuối nước như tìm được những vật dụng phù hợp, biết hô hấp nhân tạo và biết gọi người lớn hơn hỗ trợ mình…

Phụ huynh cần cho trẻ đi học bơi để phòng chống đuối nước.

Ghi nhận từ thực tế các vụ đuối nước cho thấy, nguyên nhân xảy ra tình trạng đuối nước là do môi trường sống thiếu an toàn, có nhiều ao, hồ, sông, suối, công trình thi công không che chắn…, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cao, nhất là đối với trẻ nhỏ. Còn một nguyên nhân quan trọng khác là do sự thiếu quan tâm của người lớn trong việc theo dõi, giám sát, quản lý trẻ em, nhất là trong khoảng thời gian các em được nghỉ học, tự rủ nhau đi chơi. Phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở con em không được tắm sông, ao, hồ khi chưa được sự đồng ý, giám sát của cha mẹ. Đồng thời, cho con học bơi, rèn kỹ năng phòng ngừa đuối nước để có thể chủ động phòng tránh nguy hiểm. 

“Khi đi tắm biển, tắm hồ bơi, đi du lịch trên sông, hồ, cần cho trẻ mặc áo phao và luôn để mắt đến trẻ… Tốt nhất là phụ huynh nên chủ động cho con mình sớm tham gia học bơi vào những ngày cuối tuần, vào dịp hè… Khi được trang bị tốt các kỹ năng về phòng chống đuối nước, trẻ sẽ an toàn hơn. Đặc biệt, khi gặp trường hợp đuối nước phải sơ cứu kịp thời, đưa đến cơ sở y tế gần nhất”,- BS Khương khuyến cáo. 

Đuối nước là kẻ giết người thầm lặng, mỗi năm cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em tại Việt Nam. Thông thường, các vụ đuối nước trẻ em xảy ra tập trung vào những tháng hè, nhất là khi học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. 

Mai Liên  

Share with friends

Bài liên quan

Khắc phục khó khăn đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Tăng cường đảm bảo nguồn nước sạch sinh hoạt cho người dân
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Nâng cao nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh và nước sạch
Nước sạch và vệ sinh cần thiết cho sự phát triển của trẻ em
Đảm bảo nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân
Tầm quan trọng của việc quan trắc môi trường lao động
Giảm thính lực do tiếng ồn và cách phòng ngừa
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe
[Infographic] Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Quan tâm công tác y tế học đường
Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh
Tăng cường kiểm soát yếu tố nguy hại nơi làm việc
Phòng ngừa tai nạn lao động
Không khí ô nhiễm: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe?
Ngày vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân 2/7: Tăng cường các giải pháp đảm bảo nguồn nước sạch
Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6: Xây dựng trạm y tế xanh - sạch - đẹp
Trẻ nghỉ học, tai nạn thương tích tại nhà gia tăng
Bất cập y tế học đường
1

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN